Bệnh đau thắt ngực có chữa khỏi hẳn được không?

Untitled

Bệnh đau thắt ngực có chữa khỏi hẳn được không? Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang trong trong quá trình điều trị. Bởi lẽ, bệnh đau thắt ngực là một trong những căn bệnh tim mạch nguy hiểm, dễ xảy ra biến chứng nhồi máu cơ tim.

1, Bệnh đau thắt ngực và những biểu hiện của bệnh

Vùng tim được nuôi dưỡng bởi các động mạch vành, do vậy khi những động mạch vành bị xơ vữa hoặc bị hẹp do một nguyên nhân nào đó thì sẽ dẫn đến thiếu máu cung cấp cho vùng tim hay còn gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ.

Thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ gây ra dấu hiệu đặc trưng là đau thắt vùng ngực, đau từ ngực rồi lan sang tay trái, ngực khó thở, tim đập nhanh…. Các cơn đau thường kéo dài từ 5 – 10 phút và đau khi người bệnh gắng sức làm một việc nào đó (leo cầu thang, chạy bộ, mang vác vật nặng…). Do vậy, thiếu máu cơ tim cục bộ còn được gọi là bệnh đau thắt ngực.

Bệnh đau thắt ngực có thể xuất hiện các triệu chứng biểu hiện nhưng cũng có những trường hợp không có. Đồng thời, tiến triển của bệnh thường diễn ra một cách thầm lặng, từ từ và kéo dài trong nhiều năm nên bệnh còn được xem như một sát thủ thầm lặng.

benh-dau-that-nguc-co-chua-khoi-han-duoc-khong-1

Hướng lan của cơn đau thắt ngực

Để có thể chẩn đoán bệnh, không phải chỉ đi khám tổng quát hay đo điện tim mà phát hiện ra bệnh, bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn, từ siêu âm tim gắng sức, kiểm tra men tim, chụp động mạch vành …. Sau khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu đó mới có thể khẳng định bạn bị bệnh đau thắt ngực hay không,

2, Cách xử lý khi cơn đau thắt ngực ập đến

Khi có các cơn đau thắt ngực thì bệnh nhân và người nhà cần phải xử lý ngay.

  • Đầu tiên là dừng ngay các hoạt động và ngả lưng để nghỉ ngơi.
  • Uống ngay thuốc dành riêng cho trường hợp đau thắt ngực cấp như nitroglycerin.
  • Nếu cơn đau kéo dài hơn bình thường kể cả sau khi đã nghỉ ngơi và uống thuốc thì cần phải đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và cứu chữa kịp thời. 

3. Bệnh đau thắt ngực có chữa được không ?

Bệnh đau thắt ngực là một bệnh tim mạch mãn tính, do vậy để chữa khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau một đợt điều trị là không thể.

Đối với bệnh tim mạch nói chung và bệnh đau thắt ngực nói riêng, giải pháp điều trị tối ưu hiện nay chính là kiểm soát các yếu tố gây bệnh, ngăn ngừa bệnh phát triển và điều trị thường xuyên để các các cơn đau thắt ngực không tái diễn trong tương lai.

Nếu người bệnh thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị thì sẽ giúp cho bệnh tình thuyên giảm, những cơn đau sẽ không còn tái diễn, ngăn chặn biến chứng nhồi máu cơ tim.

Liệu trình điều trị bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều chất xơ, giảm chất béo, ăn nhiều loại hạt.
  • Chế độ vận động: tập thể dục đều đặn, các bài tập nhẹ, phù hợp thể trạng. Không tập thể dục chung với những người có sức khỏe tốt hơn mình.
  • Chế độ tĩnh dưỡng tinh thần: thường xuyên tập thiền hoặc nghỉ ngơi, để tránh tình trạng căng thẳng. Suy nghĩ tích cực, tránh xúc động mạnh.
  • Chế độ uống thuốc: sử dụng các loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đầy đủ và không được ngắt quãng cho dù các cơn đau ngực đã hết. Tuyệt đối không tự ý uống các loại thuốc khác hay tự ý dừng thuốc khi bệnh tình đã thuyên giảm.

4. Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực hiệu quả

Thông Tâm Lạc là một sản phẩm thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực vô cùng hiệu quả. Thông Tâm Lạc được bào chế từ các dược liệu tự nhiên giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, ổn định mảng xơ vữa, ổn định huyết áp, bảo vệ thành mạch.

benh-dau-that-nguc-co-chua-khoi-han-duoc-khong-2

Thuốc Thông Tâm Lạc điều trị bệnh đau thắt ngực

Thông Tâm Lạc có thể sử dụng trong điều trị cấp với những trường hợp bệnh xơ vữa mạch, bệnh đau thắt ngực.

Thuốc cũng có thể được sử dụng liều duy trì để ngăn ngừa bệnh tiến triển vô cùng hiệu quả. Bao gồm các bệnh sau: 

Bệnh mạch vành tim: Các tên gọi khác: bệnh động mạch vànhbệnh tim thiếu máu cục bộ. Triệu chứng cơ bản của bệnh là những cơn đau thắt ngực.

  • Bệnh nhồi máu cơ tim
  • Tai biến mạch máu não: còn được gọi là Đột quỵ não
  • Phòng tái hẹp sau khi can thiệp
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh: cao huyết áp, đái tháo đường.

Nội dung liên quan

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.