,

[HỎI ĐÁP] Bệnh mạch vành có di truyền không?

benh-mach-vanh-co-di-truyen-khong-1

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy bệnh mạch vành có di truyền không? Bài bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

benh-mach-vanh-co-di-truyen-khong-1

1.Tìm hiểu về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành được biết đến là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Đây là kết quả của quá trình tích tụ mảng bám (xơ vữa) trong các động mạch cung cấp máu cho tim. Việc tích tụ này dần thu hẹp thể tích lòng mạch, làm giảm lưu lượng máu đến tim. Từ đó gây ra tình trạng thắt ngực, khó thở, nhồi máu cơ tim và một số biến chứng nghiêm trọng khác.

2.Bệnh mạch vành có di truyền không?

Các chuyên gia cho biết, bệnh mạch vành là căn bệnh có yếu tố gia đình. Điều này có nghĩa là, nếu bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi với nam và trước 65 tuổi đối với nữ) thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người có cha hoặc mẹ mắc bệnh mạch vành có nguy cơ phát triển bệnh này cao hơn 40-60%.

Đa số những người bị bệnh mạch vành sớm chính là do tình trạng rối loạn lipid máu di truyền từ gia đình. Do đó, nếu bạn thuốc nhóm đối tượng đó thì cần đi kiểm tra sức khoẻ tim mạch, làm xét nghiệm mỡ máu, đái tháo đường để biết bản thân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh hay không.

Song song với đó, cũng cần phát hiện sớm tình trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch để từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa để làm chậm diễn tiến của bệnh.

Xem thêm:

3.Những thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh mạch vành

Tuân thủ lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng. Bạn nên duy trì những thói quen lành mạnh như:

-Duy trì chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim mạch

Một số thực phẩm giúp tăng cường sức khoẻ trái tim như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, thịt nạc, cá, các loại hạt, dầu oliu…Nên hạn chế những thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ngọt. Bởi chúng góp phần hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, không dùng quá một thìa cà phê muối mỗi ngày. Việc ăn mặn có thể làm tăng huyết áp, đây là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.

-Tăng cường hoạt động thể lực

Mỗi ngày nên dành 30-45 phút để tập thể dục, điều này giúp tăng cường hoạt động cơ tim, cắt giảm chất béo xấu, giảm huyết áp, tăng cholesterol tốt.

-Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân sẽ gây thêm căng thẳng cho tim, mạch máu. Nếu bạn thừa cân, chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm huyết áp, cholesterol LDL, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

-Bỏ thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất hoá học sẽ thu hẹp các động mạch, làm tổn thương tim. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ ngay để giảm nguy cơ mắc bệnh.

-Ổn định huyết áp

benh-mach-vanh-co-di-truyen-khong-2

Huyết áp là lực của máu di chuyển lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp càng ao, lực tác động lên thành động mạch càng nhiều. Và theo thời gian, huyết áp cao có thể làm hỏng các động mạch, gây nên tình trạng xơ vữa. Chính vì thế, nếu chỉ số huyết áp cao quá mức bình thường (hơn 130/80 mmHg), hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách ổn định huyết áp.

-Hạn chế rượu bia

Một ly rượu vang đỏ có tác dụng làm giảm LDL cholesterol nhưng nếu uống quá nhiều rượu sẽ gây nguy hiểm cho tim. Cụ thể, việc lạm dụng bia rượu góp phần gây béo phì, huyết áp cao, suy tim.

-Kiểm soát lượng đường trong máu

Bệnh mạch vành chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Hai bệnh lý này có nhiều yếu tố nguy cơ giống nhau, bao gồm huyết áp cao, tăng LDL cholesterol, béo phì, tăng triglyceride.

Lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát sẽ làm tổn thương các động mạch, theo thời gian có thể dẫn đến bệnh tim mạch xơ vữa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị đái tháo đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp đôi so với người không mắc bệnh.

-Kiểm soát stress

Việc căng thẳng hàng ngày sẽ góp phần làm tăng huyết áp, làm hỏng thành động mạch. Chính vì thế, bạn hãy kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm tải lượng công việc, yoga, tập thiền, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch cùng người thân…