,

[LƯU Ý] Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mạch vành

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-mach-vanh-1

Bệnh mạch vành thường do sự tích tụ quá mức của các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Đây là căn bệnh nguy hiểm và đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh mạch vành cần có sự hỗ trợ của chế độ dinh dưỡng. Vậy, cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh mạch vành?

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-mach-vanh-1

1.Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp, tổn thương, tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ do sự tích tụ của mỡ, cholesterol, các mảng xơ vữa. Hậu quả là làm giảm cung cấp oxy, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của tim. Bệnh có thể gây ra những cơn đau thắt ngực, đau tim hoặc suy tim.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành, trong đó có chế độ ăn. Theo các nghiên cứu, chế độ ăn nhiều cholesterol, ít chất xơ, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn chính là yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mạch vành đóng vai trò rất quan trọng.

2.Vài trò của chế độ ăn uống trong bệnh mạch vành

-Cholesterol là nguyên nhân góp phần gây ra mảnh xơ vữa ở mạch vành. Cholesterol được chia thành 3 loại: LDL cholesterol, HDL cholesterol và chất béo trung tính.

-LDL cholesterol trong máu có thể bị oxy hoá bởi các gốc tự do và góp phần gây viêm và hình thành mảng xơ vữa động mạch.

-Nghiên cứu cho thấy, 80% cholesterol là do cơ thể tự tổng hợp được, 20% còn lại do thức ăn cung cấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa.

-Thực đơn cho người bệnh mạch vành được khuyến cáo là đầy đủ dinh dưỡng, giảm chất béo có hại, nhiều chất xơ và tăng cường chất chống oxy hoá.

Xem thêm: Đâu là triệu chứng bệnh mạch vành?

3.Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mạch vành

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-mach-vanh-2

Để góp phần ngăn chặn các mảng xơ vữa hình thành và hạn chế biến chứng, người bệnh cần lưu ý nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

-Cắt giảm đường, muối

Tiêu thụ nhiều muối gây tăng huyết áp, gia tăng áp lực lên tim. Chế độ ăn uống thừa đường sẽ khiến cho nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) và cholesterol trong máu tăng cao, từ đó góp phần thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển. Người bệnh cần cắt giảm muối, đường trong bữa ăn xuống mức 5g muối và 25-36g đường mỗi ngày.

-Hạn chế chất béo xấu

Dung nạp nhiều chất béo xấu (bao gồm chất béo chuyển hoá và chất béo bão hoà) có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, thúc đẩy bệnh mạch vành trở nặng. Người bệnh mạch vành nên ăn các món chứa ít chất béo xấu, hạn chế dùng da, mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ…

-Ăn thực phẩm giàu chất xơ hoà tan

Chất xơ hoà tan có thể hạn chế cơ thể hấp thụ cholesterol. Lượng cholesterol trong cơ thể giảm thiểu hỗ trợ chữa bệnh mạch vành. Người bệnh nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen, rau đay, đậu đỏ, đậu Hà Lan, ổi, đu đủ, táo…

-Tăng cường thực phẩm chứa chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hoá hỗ trợ trung hoà các gốc tự do trong cơ thể, kháng viêm và góp phần ngăn chặn bệnh mạch vành phát triển.

-Bổ sung các món ăn uống giúp tăng lưu thông máu

Thiếu oxy máu đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Ăn thực phẩm chứa nhiều salicylate góp phần tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ ngừa suy tim – biến chứng nghiêm trọng của bệnh mạch vành. Thực phẩm chứa nhiều salicylate như gừng, tỏi, nghệ, hành tây, cam thảo, nho tươi, việt quất, nho khô…

Phương pháp chế biến món ăn cũng rất quan trọng với người bệnh mạch vành. Cần ưu tiên luộc, hấp, trộn, hạn chế chiên, xào để giảm nguy cơ làm tăng cholesterol từ dầu mỡ. Trong trường hợp cần chiên rán, người bệnh nên chọn dầu chịu nhiệt cao, giàu chất béo tốt như dầu hạt cải, dầu hướng dương…Không nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng. Hạn chế gia vị mặn như bột canh, muối, các loại sốt pha sẵn.

Người bệnh nên đến bác sĩ dinh dưỡng để được đánh giá chi tiết về nhu cầu dung nạp dinh dưỡng của cơ thể. Thông qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn, xây dựng chế độ ăn uống khoa học phù hợp từng người.