Bệnh xơ vữa mạch: Chế độ dinh dưỡng và tập luyện sau can thiệp.

f1.large

Bệnh nhân bị xơ vữa mạch và được đặt stent đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp để giảm nguy cơ tái hẹp.

Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh lý xuất phát từ tình trạng tổn thương nội mạch, làm thành mạch bị xơ vữa dần, cuối cùng dẫn đến tình trạng tắc mạch máu và dẫn đến tình trạng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim.

Khi bác sĩ phát hiện vị trí bị tắc hoặc quá hẹp thì sẽ luồn một ống thông hoặc một khung lưới kim loại (stent). Ống này sẽ lưu lại vĩnh viễn trong thành mạch và có tác dụng ổn định mảng xơ vữa, mở rộng lòng mạch.Biểu hiện rõ nhất của những bệnh nhân bị xơ vữa mạch là tình trạng đau thắt ngực, khó thở và có các cục máu đông trong  thành mạch. Biện pháp điều trị nội khoa tối ưu nhất hiện nay là đặt stent.

Sau khi đặt stent, không có nghĩa là tình trạng bị hẹp lòng mạch không diễn ra. Vẫn có tình trạng tái hẹp sau khi đặt stent hoặc lòng mạch tiếp tục bị hẹp ở những vị trí khác. Do vậy, sau khi đặt stent, các bệnh nhân phải sử dụng rất nhiều  các loại thuốc khác nhau gồm thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn mạch… và thuốc điều trị các bệnh liên quan như tiểu đường.

benh-xo-vua-dong-mach-che-do-dinh-duong-va-tap-luyen-sau-can-thiep-1

Sau khi được đặt stent, người bệnh phải dùng một số loại thuốc đặc biệt như thuốc chống tạo đông máu, hạ huyết áp, hạ cholesterol và thuốc điều trị một số bệnh liên quan như huyết áp cao, đái tháo đường…. Hầu hết các thuốc này người bệnh phải dùng suốt đời, các thuốc này thường gây ra tác dụng phụ nhưng một điều may mắn là hiện nay các thuốc điều trị tim mạch đang ngày càng tốt hơn và nhiều hơn. Do vậy, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc thay thế hoặc hỗ trợ tốt hơn.

Ngay khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ của thuốc bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ điều trị của mình để có hướng giải quyết tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sau khi đặt stent, bệnh nhân mới chỉ giải quyết tình trạng bệnh tại một vị trí nhất định chứ không thể chữa bệnh tận gốc. Do đó, một mục tiêu quan trọng sau khi đặt stent đó là phải kiểm soát bệnh thật tốt, ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…

Người bệnh nên biết, đặt stent không có nghĩa là hết bệnh, không có nghĩa là không cần tiếp tục điều trị. Sự tắc nghẽn mạch máu vẫn hoàn toàn có thể quay trở lại hoặc xảy ra ở những vị trí khác trong cơ thể.

Do đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những giải pháp căn cơ nhất nhằm kiểm soát bệnh xơ vữa mạch không tiến triển nặng hơn. Chế độ dinh dưỡng và lối sống cần thay đổi gồm có:

  • Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng của mình.
  • Loại bỏ thuốc lá ngay lập tức.
  • Ăn nhiều rau, trái cây, hạt ngũ cốc, hạt nguyên vỏ. Giảm muối, giảm lượng thịt, tăng cường ăn cá.
  • Nếu có đái tháo đường đi kèm, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn để kiểm soát tốt đường huyết.
  • Tập thiền, thư giãn, hoặc dưỡng sinh để giảm căng thẳng, không suy nghĩ tiêu cực mà tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời…

… Và vận động thể lực

vận động thể lực được xem là một phần không thể thiếu đối với những bệnh nhân xơ vữa mạch và sau đặt stent.
Tuy nhiên, hình thức vận động như thế nào là phù hợp là một điều quan trọng. Ngay sau khi đặt stent, bệnh nhân không được lái xe, vận động mạnh hay đi du lịch xa, không gắng sức mang vác nặng. Chỉ thực hiện các bài tập vận động nhẹ, đi bộ.

Bệnh nhân có thể rời khỏi giường như bình thường nhưng cố gắng nghỉ ngơi tối đa trong hai ngày đầu (sau đó tăng dần mức thể lực), đi bộ không quá 10 phút với lực bước tăng dần, nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút. Sang tuần thứ hai có thể tăng dần mức thể lực trong sự thoải mái cho phép, đi bộ xa hơn một chút nhưng không nên chạy bộ.

benh-xo-vua-dong-mach-che-do-dinh-duong-va-tap-luyen-sau-can-thiep-2

Sau này, người bệnh sau đặt stent có thể tham gia các hoạt động thể lực khác nhưng khuyến cáo của các bác sĩ là không nên tập thể thao với người có sức khỏe bình thường, đi bộ là cách tập tốt nhất và ngừng vận động ngay khi cảm giác đau ngực xuất hiện.

Sau khi đặt stent, người bệnh có thể trở lại làm việc nhưng nên giảm thời gian làm, tránh các công việc có áp lực cao, chuyển các công việc nặng sang những việc đòi hỏi ít thể lực hơn.

Cuối cùng, bệnh nhân cần ghi nhớ rằng, bệnh xơ vữa mạch là một bệnh mạn tính và không thể khỏi bệnh chỉ bằng vài liều thuốc hoặc vài đợt điều trị. Bệnh này cần quá trình điều trị lâu dài và các biện pháp cần được duy trì liên tục, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm.

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.