Điều trị bệnh mạch vành bằng can thiệp qua da

FILE- This undated image provided by Boston Scientific shows the drug-coated Taxus Express Paclitaxel Eluding Coronary Stent System. A major study answers a key question facing hundreds of thousands of people each year who get heart stents to prop open clogged arteries. (AP Photo/Boston Scientific, File)

Một trong những giải pháp ngoại khoa thường được dùng khi điều trị bệnh mạch vành đó là can thiệp qua da. Đây là một trong những kỹ thuật được áp dụng nhiều, cho kết quả điều trị tốt và ít biến chứng nguy hiểm. 

Một số từ chuyên ngành nên biết

  • Catheter: một loại ống thông nhỏ, được làm bằng chất liệu nhựa đặc biệt.
  • Stent: một giá đỡ bằng kim loại đặc biệt, có dạng ống thông, giúp tái thông lòng mạch. Stent có hai loại chính là phủ thuốc và không phủ thuốc.

Can thiệp động mạch vành qua da là gì

Can thiệp mạch vành qua da là một kỹ thuật dùng ống thông nhỏ (catheter) để đưa một quả bóng nhỏ vào trong lòng động mạch vành bị tắc, sau đó nong quả bóng đó và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông lòng mạch.

Đây là một trong những kỹ thuật can thiệp tim mạch chủ yếu hiện nay bao gồm có đặt stent và bắc cầu động mạch chủ. Can thiệp động mạch vành qua da có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên vùng da để đưa catheter và stent vào trong động mạch.

dieu-tri-benh-mach-vanh-bang-can-thiep-qua-da-1

Thủ thuật này có ưu điểm là không gây đau, thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật, thời gian hồi phục của bệnh nhân cũng rất nhanh.

Trong nhiều năm qua, phương pháp này ngày càng phát triển và đạt được rất nhiều tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật, phương tiện nên hiệu quả điều trị cao hơn rất nhiều so với trước đây. Đồng thời, các loại thuốc mới trong điều trị bệnh mạch vành cũng hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân trong việc phòng tái hẹp, duy trì kết quả lâu dài và giảm được biến chứng trong quá trình thực hiện.

Động mạch vành và tầm quan trọng của nó.

Cơ thể con người hoạt động cần phải được tim cung cấp đầy đủ máu và oxy, quả tim có nhiệm vụ là chiếc máy bơm máu nuôi cơ thể và động mạch vành chính là hệ thống đường ống dẫn truyền máu từ tim đi khắp cơ thể.

Khi mạch vành bị tắc, đồng nghĩa là máu sẽ không thể lưu thông và không cung cấp đủ oxy. Từ đó dẫn đến những tình trạng đau thắt ngực, nặng hơn là nhồi máu cơ tim.

Khi chụp mạch vành, bác sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn thấy động mạch vành bị hẹp/tắc, vị trí tắc nghẽn và mức độ tổn thương, có cần phải can thiệp nong và đặt stent hay không.

Bệnh mạch vành và cơn đau thắt ngực.

Theo thời gian và các yếu tố tác động, mảng xơ vữa trong lòng mạch ngày càng phát triển và gây hẹp trong lòng động mạch vành. Đây là hậu quả của việc lắng đọng các chất béo, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường… đều làm tăng nguy cơ tạo ra các mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch.

Khi những mảng xơ vữa hình thành thì nó có thể gây ra một trong hai trường hợp sau đây.

Đầu tiên, khi những mảng xơ vữa phát triển lớn dần, nó sẽ làm hẹp dần lòng mạch vành, kết quả là làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể.

Khi lượng máu nuôi tim thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim mà biểu hiện là những cơn đau thắt ngực. Một số người sẽ cảm nhận cơn đau này rõ ràng hơn khi gắng sức làm việc. Đó là do khi quả tim cần nhiều oxy hơn bình thường để hoạt động thì các mạch máu sẽ giãn ra và làm tăng lưu lượng máu đến tim, nhưng việc hẹp lòng mạch sẽ khiến giảm sút lượng máu và làm đau thắt ngực.

Một trường hợp tiếp theo có thể xảy ra đó là mảng xơ vữa bị vỡ, kết hợp với tình trạng kết tập tiểu cầu, từ đó gây ra những cục máu đông và làm tắc dòng chảy của máu. Đây còn gọi là đau thắt ngực không ổn định. Cục máu đông có khả năng làm tắc dòng gây ra những tổn thương vĩnh viễn, tình trạng này gọi là nhồi máu cơ tim.

Vai trò của đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

Việc can thiệp tim mạch qua da sẽ giúp giải quyết tình trạng hẹp tắc trong động mạch vành, giúp lưu thông máu tốt hơn trong mọi điều kiện hoạt động gắng sức. Do vậy, giúp cho người bệnh có thể sinh hoạt tương đối bình thường mà không lo các cơn đau thắt ngực xuất hiện.

Qua nhiều năm, những tiến bộ trong y học giúp việc thực hiện thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da đã trở nên an toàn, hiệu quả và ít nguy hiểm hơn rất nhiều. Tuy nhiên đây vẫn là một thủ thuật xâm nhập, gây chảy máu và vẫn có những biến cố nhất định. Theo thống kê, những nguy cơ tai biến nguy hiểm hoặc tử vong do can thiệp động mạch vành 2 qua da chỉ khoảng 1 – 2%

Vùng làm thủ thuật sẽ được làm sạch và sát khuẩn xung quanh. Tiếp theo, bác sĩ mở một lỗ nhỏ và đưa một ống ống nhỏ, qua ống nhỏ này một catheter dẫn đường đặc biệt sẽ được đưa vào để lái theo động mạch đến động mạch vành. Tiếp đến, một dây dẫn rất nhỏ và mỏng được luồn qua ống trên để đưa đến vùng bị tổn thương.

dieu-tri-benh-mach-vanh-bang-can-thiep-qua-da-2

Tùy thuộc vào tình trạng của lòng mạch và bác sĩ sẽ dùng một bóng nhỏ để nong chỗ hẹp. Bình thường, một quả bóng có thể làm giảm mức độ hẹp xuống còn 20 – 30%. Cuối cùng một hoặc vài stent sẽ được đặt bệnh ngoài quả bóng nong và khi quả bóng được rút ra thì stent sẽ nằm lại vĩnh viễn trong lòng mạch. Stent lúc này có tác dụng như một giá đỡ làm cho lòng mạch không bị thu hẹp lại.

Hiện nay, các loại stent đã phát triển rất tiến bộ, những loại stent mới được phủ thuốc có tác dụng ngăn ngừa tái hẹp, nâng cao hiệu quả sau phẫu thuật.

Khi động mạch vành bị tắc thì giải pháp nong mạch bằng bóng đơn thuần sẽ giảm nguy cơ tái hẹp còn 30%, nếu đặt stent thì nguy cơ tái hẹp chỉ còn 20% và nếu dùng stent phủ thuốc thì nguy cơ chỉ còn 5 – 10%.

Sau khi can thiệp mạch vành qua da, bệnh nhân vẫn cần phải được điều trị bằng các loại thuốc chuyên biệt trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tuần cho đến 1 năm để dự phòng huyết khối.

Chăm sóc sau khi can thiệp

Sau khi tiến hành can thiệp qua da bệnh nhân không nên gắng sức trong khoảng 1 – 2 tuần. Sau khoảng thời gian trên, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường với mức độ phù hợp bao gồm cả việc luyện tập thể lực hoặc quan hệ tình dục.

Kết hợp với đó là bệnh nhân cần dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu và một số loại thuốc khác trong thời gian ít nhất là 4 tuần và tiếp tục dùng các loại thuốc điều trị khác một cách đều đặn.

Xen kẽ vào quá trình đó, người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và khám lại ngay khi có triệu chứng đau ngực trở lại.

Bệnh nhân cần kiên trì điều chỉnh các yếu tố là nguy cơ gây ra xơ vữa mạch như chỉ chống cholesterol, từ bỏ thuốc lá, dùng thuốc dự phòng đều đặn và tập luyện thể thao thích hợp.

Bằng cách thực hiện đồng bộ tất cả những vấn để trên, bệnh nhân có thể làm chậm lại quá trình xơ vữa mạch và có một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ hơn.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.