8 Câu hỏi về bệnh đột quỵ thường gặp nhất

health-stroke

Bệnh đột quỵ là bệnh di truyền? Hoa mắt, chóng mặt có phải là triệu chứng của đột quỵ? Làm thế nào để không bị đột quỵ?…

Những thắc thường gặp nhất sau đây sẽ được bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch giải đáp.

Bệnh đột quỵ là do đâu?

Bệnh đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Tình trạng đột quỵ diễn ra khi xảy ra một trong hai trường hợp là xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não)

Làm thế nào để biết người bị đột quỵ ?

Để phát hiện chính bản thân hay người khác bị đột quỵ, bạn cần nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face – mặt, Arm – tay, Speech – nói, Time – thời gian.

Các triệu chứng tương ứng gồm có méo mặt, tay chân không chủ động, khó nói, và gọi ngay cho cấp cứu càng sớm càng tốt.

8-cau-hoi-ve-benh-dot-quy-thuong-gap-nhat-1

Hoa mắt, chóng mắt có phải là dấu hiệu của đột quỵ ?

Hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ ở bệnh nhân. Tuy nhiên, để biết chính xác là bạn có khả năng bị đột quỵ hay không thì cần phải qua các kiểm tra chuyên sâu tại bệnh viện. 

Tại sao một người bình thường lại bị đột quỵ mà không có dấu hiệu báo trước ?

Bệnh đột quỵ là bệnh của mạch máu não và thường được gọi là những sát thủ thầm lặng. Bệnh không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu điển hình nào để phát hiện. Bệnh chỉ có thể được cảnh báo sớm nếu như bệnh nhân tầm soát tốt và phát hiện được những chỗ hẹp trong lòng mạch.

Do vậy, đa số bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh sau khi đã quá muộn.

Gia đình có người bị tai biến, vậy tôi có nguy cơ bị tai biến hay không ?

Khoa học đã chứng minh, trong trường hợp những người thân trong gia đình bị các bệnh tim mạch thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Do vậy, nếu phát hiện thấy trong nhà có người bị bệnh tim mạch, bạn cần tiến hành tầm soát bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

8-cau-hoi-ve-benh-dot-quy-thuong-gap-nhat-2

Tại sao bệnh đột quỵ ngày càng nhiều ?

Bệnh đột quỵ gia tăng một phần nhiều là do ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại. Chế độ din dưỡng thiếu kiểm soát, ít vận động, dùng các chất kích thích là những yếu tố gia tăng nguy cơ bệnh đột quỵ.

Độ tuổi nào là dễ bị đột quỵ nhất?

Những người trên 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Do vậy, những người dưới 65 tuổi vẫn có khả năng bị bệnh đột quỵ.

Một số loại thuốc đông y được cho là giúp ngăn ngừa đột quỵ, có thật sự hiệu quả?

Chỉ có một số ít loại thuốc Đông y đã được chứng minh là có khả năng điều trị và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Nhưng đó phải là những sản phẩm Đông y được bào chế theo phương pháp hiện đại chứ không phải là những bài thuốc sắc uống.

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.