CHOLESTEROL GÂY RA BỆNH TIM MẠCH NHƯ THẾ NÀO

dieu-hoa-cholesterol

Tại sao Cholesterol lại quan trọng?

Mức cholesterol trong máu có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hay thấp của mỗi người. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính, là điều kiện chủ chốt làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Điều này đồng nghĩa với việc, mức cholesterol càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Tại Việt Nam, bệnh nhân bị tim mạch ngày càng gia tăng theo từng năm và số ca tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch còn nhiều hơn cả số người chết vì ung thư hay AIDS.

Vậy cholesterol gây ra bệnh tim mạch như thế nào

Khi trong máu của chúng ta có quá nhiều cholesterol (chất béo), chúng tích tụ trong các thành động mạch (bệnh xơ vữa động mạch vành) làm thu hẹp lòng mạch, cản trở lưu lượng máu đến tim. Một khi máu và oxy không thể tiếp cận được đầy đủ đến tim thì một phần của tim sẽ bị chết dần và dẫn đến những cơn đau thắt ngực hoặc bị nhồi máu cơ tim.

Nhưng do bản thân mức cholesterol cao lại không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy, nhiều người không biết được mức cholesterol của chính họ là bao nhiêu. Và để biết được điều này thì chỉ khi bạn đi xét nghiệm mỡ máu.

Việc giảm chỉ số cholesterol không phân biệt tuổi tác và giới tính, mức chỉ số cholesterol cao có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người chúng ta từ 20 tuổi trở lên cần kiểm tra chỉ số cholesterol ít nhất 1 lần trong 5 năm.

Sau khi đã đi xét nghiệm mỡ máu, chúng ta có 4 chỉ số sau cần quan tâm: 

  • Tổng lượng cholesterol
  • LDL (xấu) cholesterol – nguồn chính của sự tích tụ cholesterol và tắc nghẽn trong động mạch
  • Cholesterol HDL (có lợi) – giúp cholesterol không bị tích tụ trong các động mạch
  • Triglyceride – một dạng mỡ khác trong máu

Dựa vào kết quả trên và đối chiếu với thông số dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sức khỏe tim mạch của mình.

cholesterol-gay-ra-benh-tim-mach-nhu-the-nao-1

Bảng chỉ số mỡ máu

Điều gì ảnh hưởng đến mức cholesterol?

Rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu của bạn. Chúng bao gồm:

■ Chế độ ăn uống. Chất béo bão hòa và cholesterol trong thức ăn bạn ăn làm tăng mức cholesterol trong máu

Chất béo bão hòa là thủ phạm chính, nhưng cholesterol trong thực phẩm cũng quan trọng. Giảm số lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong chế độ ăn uống giúp giảm mức cholesterol trong máu của bạn. Các chất béo bão hòa thường có trong những món ăn như thịt, gà, trứng, sữa nguyên chất, bánh, kẹo, mỡ động vật.

■ Trọng lượng. Thừa cân là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Nó cũng có xu hướng làm tăng cholesterol của bạn.

Việc giảm cân có thể giúp giảm LDL và mức cholesterol toàn phần, cũng như tăng HDL và giảm mức chất béo trung tính của bạn.

Thông tin chi tiết về LDL và HDL bạn có thể xem tại: RỐI LOẠN LIPID MÁU TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH

■ Hoạt động thể chất. Không vận động cơ thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Đều đặn hoạt động thể chất có thể giúp giảm cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi). Nó cũng giúp bạn giảm cân. Và bạn nên cố gắng vận động cơ thể trong 30 phút mỗi ngày

Bên cạnh đó có những yếu tố tác động mà bạn không thể kiểm soát được bao gồm:

■ Tuổi tác và giới tính: Khi phụ nữ và nam giới già đi, mức cholesterol của họ thường tăng lên.

■ Di truyền:  Yếu tố Gen cũng đóng góp một phần vào trong mức tăng cholesterol. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người bị tăng cholesterol thì những người trong cùng một phả hệ có khả năng gặp phải điều tương tự cũng cao hơn.

cholesterol-gay-ra-benh-tim-mach-nhu-the-nao-2

Điều trị cholesterol tăng cao như thế nào

Mục tiêu chính của điều trị hạ cholesterol là giảm mức LDL của cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Có hai cách chính được dùng để giảm mức LDL trong máu của bạn gao gồm:

  • Chuyển đổi lối sống: gồm thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen tập luyện và tích cực quản lý cân nặng
  • Điều trị bằng thuốc : dùng các loại thuốc đặc trị nhằm hạ cholesterol. Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc bạn vẫn phải duy trì lối sống thích hợp, đồng thời khi sử dụng thuốc nhất thiết phải được sự cho phép của bác sĩ có chuyên môn. Không được tự ý uống thuốc hay sử dụng quá liều lượng cho phép.

Các nội dung liên quan: