3 CÁCH ĐỂ BẠN CÓ THỂ KIỂM SOÁT STRESS

Fotolia_66315781_S_copyright

Tất cả chúng ta đều rất dễ bị stress – căng thẳng, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng có rất nhiều từ ở nhà cho đến trên đường, công việc hay gia đình. Tình trạng stress đã được chứng minh là gây ra tác hại đến cả sức khỏe thể chất và tâm lý của con người.

Tình trạng stress kéo dài và liên tục được xem là một yếu tố dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa mạch. Trong khi những người đang bị bệnh xơ vữa mạch thì căng thẳng sẽ là tác nhân gây ra những cơn đau thắt ngực hoặc làm nảy sinh những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim.

Nếu bạn thường xuyên bị stress hạy thư áp dụng 3 cách dưới đây để có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.\

1. Tự nói chuyện với bản thân.

Tự nói chuyện với bản thân là một hành động hết sức bình thường, khi thì chúng ta nói to hoặc là tự nhủ trong đầu. Nội dung của việc tự nói chuyện có thể là tích cực (Tôi có thể làm được” hoặc “ Mọi thứ rồi sẽ tốt hơn”) hoặc tiêu cực (“mình thật bất hạnh”, “Tôi quá ngu ngốc”).

Việc bạn tự nói chuyện với nội dung tiêu cực làm gia tăng căng thẳng ngược lại việc nói chuyện tích cực sẽ giống như bạn đang tự vỗ về bản thân, nó giúp bạn bình tĩnh hơn, kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Hãy học cách chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực thông qua những cách sau:

  • “Tôi không thể làm điều này.” >> “Tôi sẽ làm hết sức có thể. Tôi có cái này.” 
  • “Mọi thứ tôi làm đều sai.” >>  “Tôi có thể xử lý việc này nếu tôi thực hiện từng bước một.” 
  • “Tôi ghét khi điều này xảy ra.” >>  “Tôi đã biết trước điều này và tôi sẽ giải quyết nó”
  • “Tôi cảm thấy bất lực và cô đơn.” > “Tôi có thể liên lạc và nhận trợ giúp nếu tôi cần nó.” 

Để tăng hiệu quả của hoạt động tự khích lệ bản thân, các bạn cần thực hành mỗi ngày vào nhiều thời điểm khác nhau: khi đang làm việc, trước khi đi ngủ, lúc đi trên đường hoặc mỗi khi bạn đang có những suy nghĩ tiêu cực.

2. 10 Hành động giúp giảm căng thẳng ngay lập tức

Mỗi khi bạn cảm thấy mình thật sự căng thẳng, cảm thấy stress và sắp bùng nổ thì bạn hạy ngay lập tức thực hiện 10 hành động sau để kiểm soát cơn căng thẳng của mình.

  1. Hít một hơi thật chậm, sâu cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể thoải mái hơn.
  2. Đứng dậy và đi đâu đó có thể là ra ngoài khỏi chỗ bàn làm việc hay chỉ cần đi rửa mặt một chút và quay trở lại.
  3. Hãy thử tập thiền để bình ổn tâm lý
  4. Trong trường hợp sự việc xảy ra không mang tính khẩn cấp thì bạn hãy dời nó sang ngày mai và ngủ một giấc. Điều này giúp bạn làm việc tốt hơn và tránh những sai sót do sự căng thẳng mang lại. Điều này càng trở nên quan trọng khi bạn phải thực hiện các công việc mang tính truyền thông hoặc phải đảm bảo tính chính xác.
  5. Tránh xa khỏi các vấn đề gây căng thẳng một lức và giải quyết nó sau khi mọi thứ đã bình tĩnh lại.
  6. Chia nhỏ các vấn đề lớn thành các phần nhỏ hơn. Thực hiện từng bước một, thay vì cố gắng giải quyết mọi thứ cùng một lúc.
  7. Bật một số bản nhạc thư giãn hoặc một hình ảnh truyền cảm hứng để giúp bạn tránh những stress ở trên đường đi..
  8. Nuôi một số động vật trong nhà, chăm sóc chúng cũng là cách để làm giảm căng thẳng.
  9. Tập thể dục cũng là giải pháp tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng.

3. Làm những điều mình thích

Làm những điều bạn thích là một cách tự nhiên để giảm căng thẳng và tìm thấy nơi hạnh phúc cho bản thân. Suy cho cùng, căng thẳng xảy ra khi bạn cảm thấy mình không hạnh phúc, cơ thể bạn không vui vẻ.

Làm những điều mình thích, tìm niềm vui ngay trong những thứ đơn giản nhất là cách để bạn “nuông chiều” bản thân một chút, giúp bạn giảm bớt áp lực đang gặp phải một cách nhanh chóng.

by7_grande

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy thoải mái, ngay cả khi chỉ trong 10 hoặc 15 phút. Một số hoạt động này có thể phù hợp với bạn:

  • Làm nghệ thuật – vẽ, tô màu, sơn hoặc chơi nhạc cụ.
  • Xem những bức ảnh đẹp để tạo cảm hứng cuộc sống.
  • Đọc một cuốn sách, truyện ngắn hoặc tạp chí.
  • Gặp gỡ một người bạn, uống với nhau ly cafe và nói chuyện phiếm.
  • Chơi một môn thể thao yêu thích.
  • Làm một sở thích như may, đan hoặc làm đồ trang sức.
  • Chơi với trẻ em hoặc vật nuôi của bạn – ngoài trời nếu có thể.
  • Nghe nhạc hoặc xem một màn trình diễn đầy cảm hứng.
  • Tự bộ trong công viên..
  • Tắm cũng là một hình thức thư giãn
  • Thiền hoặc tập yoga.

Kiểm soát tốt stress sẽ giúp bạn rất nhiều mặt, nó không chỉ giúp ổn định huyết áp, gia tăng sức khỏe tim mạch mà còn giúp cho bạn luôn giữ được bình tĩnh ở những thời điểm quan trọng, giúp bạn giải quyết mọi việc được chính xác hơn rất nhiều.

Kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng kéo dài cũng là một trong những yêu cầu chính trong quá trình chăm sóc những người bị bệnh tim, nhất là những người vừa vượt qua tình trạng nguy kịch.

Nội dung liên quan: