RỐI LOẠN MỠ MÁU VÀ LỜI CẢNH BÁO TỪ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
Các kết quả khi xét nghiệm mỡ máu giống như một lời thông báo từ chính cơ thể bạn. Chúng cho bạn biết cơ thể của bạn đang gặp vấn đề gì và mong “thân chủ” cần nhanh chóng điều chỉnh lối sống để kiểm soát chúng.
Rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…Tình trạng rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu là một bệnh lý khi các thành phần có hại trong mỡ máu tăng lên và những thành phần tốt bị giảm đi.
Khi có kết quả xét nghiệm mỡ máu, bạn cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng sau đó là: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.
Chất Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với hai chất là HDL và LDL. Khi kết hợp với nhau chúng tạo ra được ký hiệu là LDL-c và HDL-c.
Trong đó, LDL-c là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể. Chúng có tác dụng chuyển cholesterol dư thừa vào trong máu, quá trình này lâu dần sẽ tạo ra những mảng bám trên thành mạch máu, là xuất phát điểm của tình trạng xơ vữa mạch hoặc tạo ra những cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, tai biến.
Còn HDL-c là dạng cholesterol có lợi cho cơ thể, chúng giúp mang những cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tráng tình trạng ứ đọng cholesterol trong mạch máu và mang chúng trở về gan.
Vì vậy, khi cầm kết quả xét nghiệm mỡ máu chúng ta cần lưu ý đế cả 4 chỉ số thì mới đủ để đánh giá tình trạng mỡ máu trong cơ thể. Điều đáng nói ở đây là trong 4 chỉ số trên thì chỉ có HDL-c càng cao là tốt còn 3 chỉ số khác gồm cholesterol toàn phần, LDL-c và tryglyceride cao thì đều đáng báo động.
Riêng hai chỉ số HDL-c và LDL-c cần có sự cân bằng. Nếu thành phần HDL-c cao hơn LDL-c thì cơ thể bạn đang rất tốt. Còn nếu chỉ số LDL-c cao hơn thì chứng tỏ cơ thể bạn đang bị rối loạn mỡ máu, chỉ số càng cao thì tình trạng này càng trầm trọng và phải nhanh chóng có các biện pháp kiểm soát phù hợp.
Trong thực tế có một nghịch lý, đó là tình trạng nhiều người tuy không ăn dầu mỡ, trứng hoặc đơn cử là những người ăn chay lâu năm vẫn xuất hiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Nghịch lý này là do cholesterol phát sinh từ 2 nguồn: nguồi từ thức ăn hàng ngày như trứng, thịt, cá…. chỉ chiếm khoảng 20% lượng cholesterol trong cơ thể, còn lại 80% lượng cholesterol còn lại là do gan tổng hợp từ đường, đạm.
Khi cơ thể của bạn suy yếu, khả năng hấp thu cholesterol giảm đi. Vì vậy, dù không ăn nhiều chất béo nhưng nhiều người vẫn gặp phải tình trạng rối loạn lipid máu.
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, bệnh lý rối loạn lipid máu cần phải được giải quyết nhanh chóng để ngăn ngừa những tai biến tim mạch như bệnh xơ vữa mạch vành, tai biến mạch máu não và những biến chứng khác.
Có 2 phương pháp điều trị rối loạn lipid máu gồm: điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Điều trị dùng thuốc là sử dụng các loại thuốc đặc trị có tác dụng làm giảm khả năng chuyển hóa hoặc hấp thu mỡ của cơ thể. Điều trị không dùng thuốc là thay đổi lối sống của người bệnh, thực hiện các thói quen tốt, thay đổi lịch sinh hoạt hằng ngày như giảm rượu bia, bỏ hút thuốc, tập thể thao, thay đổi món ăn. Thường người bệnh nên áp dụng cùng lúc cả hai phương pháp điều trị hoặc lần lượt từng biện pháp.
Trong trường hợp điều trị bằng thuốc, do thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có nhiều tác dụng phụ, do vậy người bệnh cần tuân thủ triệt để việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo các chuyên gia tim mạch, khi cơ thể đã xảy ra vấn đề rối loạn mỡ máu nên có kế hoạch lâu dài. Trước hết cần ngừng hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tránh thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol; tập thể dục thể thao đều đặn.
Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm 23mg% sẽ giúp giảm 20%-54% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-c tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch.