ĐỪNG NGHĨ RẰNG MÌNH SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỊ ĐỘT QUỴ

image-1-1502727346560-3-0-499-800-crop-1502727352725-1502727637331

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc vỡ (vỡ mạch máu não).

Các nội dung liên quan: BÁO ĐỘNG – TỶ LỆ ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TRẺ NGÀY CÀNG CAO

dung-nghi-rang-minh-se-khong-bao-gio-bi-dot-quy-1

Tại Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ/năm

Tại Việt Nam, thống kê cho thấy đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật. Mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Còn những người vượt qua cơn nguy kịch thì cũng mắc phải những di chứng nặng nề, chỉ khoản 20% số người bị đột quỵ là có thể hồi phục lại vận động.

Chính vì vậy, trang bị cho bản thân những kiến thức để có thể phòng ngừa và xử lý khi bị tai biến trở nên vô cùng cần thiết. Hơn nữa, đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào nhưng nhiều người trong số chúng ta lại đang vô cùng xem thường bệnh lý này.

Các loại đột quỵ và triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm tê, suy giảm thị lực, mất thăng bằng, không kiểm soát được tứ chi.

Các loại tai biến mạch máu não chính gồm: đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết và thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ: là trường hợp phổ biến nhất với hơn 87% số ca đột quỵ là trường hợp này. Nguyên nhân là do mạch máu não bị xơ vữa hoặc xuất hiện cục máu đông, cả hai đều gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch.

Đột quỵ do xuất huyết não: đây là tình trạng mạch máu bị vỡ do huyết áp cao hoặc phình động mạch. Trường hợp này ít gặp hơn, chỉ khoảng 13% số ca đột quỵ. Nhưng đây lại là trường hợp dễ gây tử vong cao nhất.

Thiếu máu cục bộ thoáng qua: đây là sự tắc nghẽn tạm thời của động mạch và tạo ra những triệu chứng giống như đột quỵ nhưng trong thời gian ngắn (từ 1 giờ đến một hoặc hai ngày). Trường hợp này không quá nguy hiểm nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo cho một cơn đột quỵ thật sự sẽ diễn ra trong tương lai gần (khoảng 2 tuần sau).

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và biểu hiện

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não bao gồm cả những nguyên nhân có thể kiểm soát và không kiểm soát: lượng cholesterol cao, không kiểm soát tiểu đường, lạm dụng thuốc lá, rượu, béo phì, huyết áp cao, yếu tố di truyền, giới tính, độ tuổi.

Nhưng có một điểm sáng, đó là 4 trong 5 cơn tai biến đều có thể phòng ngừa được. Điều này có nghĩa là nếu mọi người được trang bị kiến thức đầy đủ thì sẽ có những biện pháp điều trị nhanh chóng, hoặc phòng ngừa tốt hơn.

FAST là từ viết tắt của những dấu hiệu đột quỵ, nó bao gồm mặt (face), tay (arm), nói (speech) và thời gian (time).

dung-nghi-rang-minh-se-khong-bao-gio-bi-dot-quy-2

Quy tắc FAST để nhận biết đột quỵ

Khi bị tai biến, khuôn mặt sẽ thể hiện tình trạng mệt mỏi, mắt mờ. Tay chân không kiểm soát được, rất khó khăn trong việc nhấc tay. Sử dụng ngôn ngữ khó khăn.

Thời gian là phần cuối cùng trong chữ nhưng lại quan trọng nhất. Khi xảy ra, thời gian điều trị càng nhanh sẽ càng tốt và bạn phải được được điều trị tại những bệnh viên chuyên khoa. Do đó, ưu tiên hàng đầu lúc này là gọi cấp cứu.

Nội dung liên quan: THUỐC ĐIỀU TRỊ SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Đột quỵ là nguyên nhân ra tình trạng bại liệt cao nhất và đòi hỏi quá trình hồi phục rất lâu dài. Các liệu pháp vật lý trị liệu, ngôn ngữ và sự chăm sóc mang tính liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày và nhiều năm.  

Vì vậy, để tránh cho bản thân rơi vào tình trạng kể trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bạn cần phải phòng ngừa ngay từ bây giờ với việc áp dụng chế độ ăn uống ít chất béo, ít đường, ít muối. Hạn chế rượu bia, từ bỏ thuốc lá và chăm tập thể dục.

Các nội dung khác:

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.