CÁCH CHĂM SÓC MỘT NGƯỜI VỪA TRẢI QUA CƠN NHỒI MÁU CƠ TIM (PHẦN 2)
Phần 2: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI SAU NHỒI MÁU CƠ TIM
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những yếu tố tác động đến sức khỏe của người bệnh. Những thực phẩm tốt, phù hợp sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn, khỏe hơn và giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch.
1. Nguyên tắc chung trong chế độ ăn cho người bệnh
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tim mạch không quá phức tạp. Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm khác nhau mà không nhất thiết phải kiêng cữ hay loại trừ bất kỳ món ăn nào.
Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Ăn nhiều rau, củ, các loại hạt hay ngũ cốc mỗi ngày.
- Chọn ăn các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá và các loại thủy sản.
- Chọn các thực phẩm ít chất béo trong bữa ăn hàng ngày như sữa tách béo,
- Bổ sung chất béo có lợi (HDL) cho cơ thể từ các nguồn như hạt ngũ cốc, dầu thực vật.
- Hạn chế dùng muối trong gia vị.
- Uống nhiều nước.
2. Chất béo trong thực phẩm
Đối với một người bị nhồi máu cơ tim, việc kiểm soát loại chất béo đi vào cơ thể là vô cùng quan trọng. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, chất béo lại không thể thiếu đối với cơ thể con người. Điều quan trọng là người bệnh cần giảm các chất béo xấu-LDL và tăng lượng chất béo tốt-HDL trong các thành phần dinh dưỡng hàng ngày.
Chi tiết về chất béo, các bạn tham khảo trong bài viết sau để hiểu rõ hơn và tạo cho mình một thực đơn ít chất béo có hại nhất.
SỰ THẬT VỀ CHẤT BÉO: KHÔNG PHẢI CHẤT BÉO NÀO CŨNG CÓ HẠI
3. Giảm lượng muối dùng hàng ngày.
Lượng muối con người hấp thu hằng ngày vào cơ thể có ở rất nhiều dạng khác nhau, tổng lượng muối chúng ta nên tiêu thụ nên ít hơn 4g/ngày – ít hơn 1 thìa cafe.
Muối có tác dụng giữ nước, nếu bạn ăn nhiều muối sẽ làm cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp. Mà điều này thì không tốt cho những người bị bệnh tim mạch.
Muối có thể được tiêu thụ dưới nhiều dạng thực phẩm khác nhau như:
- Các loại bánh ăn sẵn như bánh quy, bánh kem hay bánh mì.
- Các loại thịt như ruốc, lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp.
- Các thức ăn nhanh như hamburgers, pizza, mì ăn liền, khoai tây chiên, gà rán.
- Các thức ăn đóng gói như súp ăn liền, cháo ăn liền, các nướng hay mì gói, snack.
4. Làm thế nào để có bữa ăn tốt cho sức khỏe.
Có hai cách rất đơn giản để tạo ra những bữa ăn tốt cho sức khỏe của người bệnh là thay đổi cách thức chế biến món ăn và giảm dần rồi loại bỏ hẳn những món gây hại cho sức khỏe.
Những cách thức nấu ăn phù hợp.
Các món chiên – rán.
- Hạn chế chiên, rán trong các món ăn thường ngày.
- Sử dụng lò vi sòng để làm các món chiên, rán thay vì dùng bếp.
Cám món xào:
- Dùng các loại chảo không dính để giảm bớt lượng mỡ sử dụng.
- Giảm lượng muối thường dùng.
- Sử dụng các loai dầu ăn thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu trong chế biến.
Nướng:
- Chọn thịt nạc hoặc các loại thịt có thể loại bỏ lớp mỡ.
- Dùng các loại thực vật để làm tăng mủi vị, hạn chế dùng các loại gia vị.
Hầm:
- Loại bỏ các loại mỡ trước khi nấu.-
- Sử dụng thêm các loại củ, hạt để tăng chất xơ.
- Sau khi hầm, làm lạnh thức ăn để lớp mỡ đông lại, loại bỏ mỡ và nấu lại.
Những món ăn phù hợp với người bệnh tim mạch
Các loại hoa quả như cam, quýt, chuối, dưa đỏ chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp và chất xơ giúp giảm hảm lượng LDL- cholesterol trong máu.
Đậu nành: cung cấp nhiều protein, vitamin, omega -3… giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp và đường huyết. Thực phẩm này cũng có thể giúp thay thế cho một số loại thịt đỏ được dùng hằng ngày.
Hạt ngũ cốc: ngũ cốc là tên gọi chung cho các loại hạt được dùng làm lương thực như các loại gạo, các loại hạt như đậu đen, đậu đỏ, mè…
Ngũ cốc có tác dụng rất tốt giúp cải thiện sức khỏe và tình trạng tim mạch của người bệnh. Lượng dưỡng chất và chất xơ trong ngũ cốc giúp cân bằng lượng cholesterol và cung cấp nhiều vitamin quan trọng.
Các món rau xanh: rau xanh gồm các loại rau, củ, quả đều có thể dùng được và nên dùng nhiều trong bữa ăn của người bệnh. Rau xanh giúp chống oxy hóa, chúng có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng bám trong lòng động mạch, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim trong tương lai.
Các loại cá: người bị nhồi máu cơ tim nên dùng cá là món ăn chính, thay thế cho các loại thịt. Trong cá có rất nhiều đạm và omega-3, vì vậy cá vừa có thể thay thế lượng đạm mà cơ thể cần mà không cần thịt, lại vừa có thể ngăn ngừa hình thành các cục máu đông rất hiệu quả.
Trà xanh: sử dụng trà xanh với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho người bệnh. Chất chống oxy hóa rất mạnh trong trà là đồng minh tin cậy giúp bảo vệ hệ tim mạch, ổn định huyết áp và các cơn đau tim lên đến 50%.
Đối với người bệnh bị nhồi máu cơ tim, số lượng bữa ăn không quan trọng bằng chất lượng. Đồng thời, việc ăn quá nhiều còn dẫn đến tình trạng tăng cân còn khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Các nội dung liên quan: