Cách chăm sóc một người vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim (Phần 1)

ha-rec-family_800_480_85_s_c1

Phần 1: Những nguyên tắc chăm sóc chung

Để phục hồi chức năng tim sau khi tim đã bị tổn thương đòi hỏi phải thực hiện theo một lộ trình phù hợp và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau.

Bài viết xin cung cấp cho mọi người thông tin để có thể từng bước giúp chăm sóc người bệnh một cách khoa học với mục tiêu phục hồi chức năng tim và giảm thiểu nguy cơ đau tim trong tương lai.

Bước 1:  Đặt những mục tiêu và ưu tiên trong phục hồi sức khỏe

Việc đầu tiên của quá trình phục hồi tim là bạn cần đặt ra những mục tiêu và những ưu tiên sức khỏe phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia tim mạch để đặt các mục tiêu cụ thể, từ đó có những thay đổi trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đó. Những thay đổi sẽ rất cụ thể như là bỏ thuốc, giảm cân hay ăn nhiều thực vật hơn.

Ghi nhớ:

  • Bạn sẽ thành công hơn nếu tập trung vào một mục tiêu trong một thời điểm nhất định.
  • Bác sĩ, chuyên gia y tế hay điều dưỡng viên đều có thể giúp bạn đặt ra những ưu tiên trong cuộc sống.

Thảo luận các mục tiêu cụ thể với các chuyên gia và bác sĩ điều trị các vấn đề sau:

  • Nếu hút thuốc, bạn cần bỏ thuốc ngay lập tức.
  • Nếu chỉ số huyết áp và cholesterol cao, bạn cần kiểm soát và hạ thấp chúng.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách ổn định mức đường huyết.
  • Nếu bạn bị thừa cân, việc giảm cân là ưu tiên chính.
  • Sử dụng các thực phẩm tốt cho hệ tim mạch.
  • Tập thể dục hoặc hoạt động thể chất tăng dần, tránh tình trạng ngồi một chỗ quá lâu.
  • Rèn luyện cách kiểm soát cảm xúc.

Bước 2: Khám bệnh định kỳ

  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là giải pháp tốt nhất giúp người bệnh kiểm tra được thể trạng hiện tại có tiến triển tốt hay không,
  • Người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim cũng sẽ phải uống thuốc, tuy nhiên các đơn thuốc này sẽ được thay đổi tùy theo tình trạng bệnh. Do vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là giúp bác sĩ thay đổi đơn thuốc sao cho phù hợp nhất với tình trạng hiện thời của bệnh nhân.
nhoi-mau-co-tim-1

Kiểm tra gắng sức đối với tim mạch

Bước 3: Tìm hiểu rõ đơn thuốc

  • Người bệnh cần phải tro đổi kỹ với bác sĩ về đơn thuốc được kê. Bệnh nhân nên hiểu rõ lý do bác sĩ dùng thuốc, tác dụng của từng loại thuốc cũng như cả hai mặt lợi – hại của việc dùng thuốc với cơ thể.
  • Bạn nên nhớ thuốc điều trị tim mạch cần phải uống đúng liều, đúng giờ và đúng cách. Việc quên uống thuốc hay tự ý bỏ thuốc trong điều trị bệnh tim mạch là vô cùng nguy hiểm.

Bước 4: Nhanh chóng quay lại với những hoạt động thường nhật.

Người bệnh nên nhan chóng quay trở lại với những hoạt động thường ngày sau khi đã ra viện. Những hoạt động thường nhật sẽ giúp hồi phục cơ tim nhanh chóng và giúp người bệnh không bị các vấn đề về tâm lý.

Đi làm trở lại

Tiếp tục đi làm là hoạt động rất quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh. Tuy nhiên, trước đó người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về tính chất công việc mình đang làm. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ dẫn và lời khuyên giúp bạn lựa chọn công việc phù hợp nhất với thể trạng sức khỏe hiện tại.

Những người vừa trải qua cơn đau tim thì cho dù bạn có khả năng phụ hồi nhanh thế nào đi chăng nữa thì những tổn thương của tim vẫn chưa thể bình phục như ban đầu. Do vậy, những công việc đòi hỏi sức khỏe nhiều hoặc căng thẳng tâm lý thường xuyên sẽ không phù hợp.

Lời khuyên cho bạn là phải làm việc với mức độ thấp hơn trước đây, sau đó nâng dần lên theo khả năng hồi phục của tim. Đồng thời, thường xuyên kiểm soát tốt tình trạng thể lực và tâm lý khi làm việc, không nên  cố gắng khi cảm thấy cơ thể đã mệt mỏi.

Di chuyển

Những người bị đau tim khi di chuyển cần lưu ý những điều sau:

  • Khi sử dụng các phương tiện công cộng thì bạn nên ngồi, việc đứng nhiều sẽ khiến cơ thể bạn mệt hơn.
  • Hạn chế những chuyến đi dài như du lịch, công tác hay di chuyển liên tục. Những chuyến di chuyển dài sẽ khiến bạn nhan chóng mất sức, vì vậy cố gắng có những lần nghỉ nghắn giữa các quãng đường.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có dự định đi máy bay. Tùy từng trường hợp bác sĩ kê cho bạn một số thuốc giúp hoạt huyết.
  • Nếu bạn lái xe đường dài hoặc phải di chuyển thường xuyên thì cần phải thông báo với bác sĩ trước khi kê đơn thuốc. Một số thuốc điều trị có khả năng sẽ ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Các nội dung liên quan: