BỆNH TIM MẠCH – CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH CHO MỌI ĐỘ TUỔI
Phòng ngửa các bệnh tim mạch không phải là câu chuyện của những người lớn tuổi. Đó là câu chuyện kéo dài suốt cuộc đời của bạn.
Có kiến thức về sức khỏe, xây dựng chế độ ăn hợp lý, tập những thói quen tốt. Đây là cách giúp bạn luôn có một trái tim khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của mình.
Những việc bạn cần làm để ngăn ngừa bệnh tim mạch
1. Tất cả các nhóm tuổi:
Không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, một chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể chất đầy đủ sẽ giúp bạn luôn có một sức khỏe tuyệt vời.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: thức ăn có thể lảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Bạn hãy chọn thực phẩm có ít chất béo và muối. Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên chất xơ, cá. Hạn chế ăn thịt, đồ uống có đường, thịt đỏ.
- Tập thể dục: Bạn nên tập ít nhất 150 phút một tuần cho các hoạt động nhẹ nhàng (đi bộ) hoặc 75 phút cho những hoạt động mạnh hơn (chạy).
Ngoài ra, 2 ngày một tuần bạn cần các hoạt động tăng cường cơ, với những nhóm cơ chính (chân, hông, lưng, bụng, vai ngực và cánh tay). Trẻ em nên có ít nhất 60 phút hoạt động mỗi ngày.
- Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo về những cơn đau tim và đột quỵ. Và các triệu chứng đau tim ở nữ giới sẽ khác so với nam giới.
2. Độ tuổi 20
Chăm sóc sức khỏe và trái tim càng sớm bạn càng kéo dài được sức khỏe trong tương lai. Bạn sẽ cảm thấy mình ăn uống tốt hơn, cơ thể luôn trong trạng thái hưng phấn hơn. Sau đây là những gì bạn cần làm khi ở độ tuổi 20 để ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tim mạch. Bạn cũng có thể kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu nếu bạn đang mang thai, thừa cần hoặc mắc bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra toàn diện cơ thể sẽ giúp bạn có những thay đổi kịp thời trong tương lai
- Hãy vận động cơ thể. Sẽ rất dễ hoạt động và hoạt động tích cực nếu bạn bắt đầu khi còn trẻ. Nếu bạn quen với hoạt động thể chất, bạn sẽ rất dễ duy trì nó.
- Không hút thuốc và tránh khói thuốc. Nếu bạn hút thuốc khi còn là một thanh thiếu niên, bạn nên bỏ thuốc ngay lập tức. Ngay cả việc phơi nhiễm với khói thuốc của người sử dụng còn gây nguy hiểm cho sức khoẻ nghiêm trọng. Theo một báo cáo của Cơ quan Phẫu thuật Hoa Kỳ, người không hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ung thư phổi cao hơn 30% so với tiếp xúc với khói thuốc ở nhà hoặc nơi làm việc.
3. Độ tuổi 30
Khi ở độ tuổi 30 bạn đã trưởng thành và có nhiều sự lo lắng hơn về sự nghiệp, gia đình. Điều này khiến bạn có ít thời gian để lo lắng về trái tim của mình. Đây là một số cách giúp bạn cân bằng cả ba.
- Làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bạn có thể cùng tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động ngoài trời cùng với con cái của bạn. Điều này không những giúp bạn gắn kết thêm mối quan hệ gia đình mà còn có ích cho sức khỏe của mọi người.
- Tìm hiểu về gia đình. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị mắc các bệnh về tim mạch thì điều đó chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tỷ lệ này càng cao hơn nếu đó là những người thân ruột thịt với bạn.
Nếu có bạn cần tập trung điều chỉnh vào các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách duy trì cân nặng phù hợp, không hút thuốc và ăn uống đúng cách.
- Kiểm soát căng thẳng của bạn. Tập trung vào công việc và những tác nhân xã hội khác khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng (stress). Tình trạng stress kéo dài gây ra tình trạng tăng nhịp tim và huyết áp có thể làm hỏng các thành động mạch.
Hãy học cách giảm căng thẳng, điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho cơ thể mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn nên tập thở sâu và tìm cách làm những gì mình thích trong một ngày để giải tỏa áp lực.
4. Độ tuổi 40
Vào độ tuổi này, cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện dần các căn bệnh khác. Do vậy, tình trạng tim mạch không còn được ưu tiên quan tâm nữa. Nhưng chỉ cần bạn có một lối sống lành mạnh bạn vẫn có thể có một hệ tim mạch tốt.
- Kiểm tra trọng lượng của bạn. Bạn có thể nhận thấy quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại trong độ tuổi 40, dẫn đến tình trạng tăng cân. Nhưng bạn có thể tránh tăng cân bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều.
- Kiểm tra lượng đường trong máu. Ngoài việc kiểm tra huyết áp và các xét nghiệm sức khỏe tâm thần khác, bạn nên kiểm tra đường huyết lúc đói khi bạn 45 tuổi.
Bài kiểm tra đầu tiên này là cơ sở để so sánh với những kết quả kiểm tra trong tương lai mà bạn nên làm mỗi ba năm một lần. Thử nghiệm có thể được thực hiện sớm hơn hoặc thường xuyên hơn nếu bạn thừa cân, tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường.
- Đừng khó chịu vì tiếng ngáy. Khi vào 40 tuổi, có thể người bạn đời của bạn thường xuyên ngáy trong lúc ngủ. Bạn đừng khó chịu vì điều đó mà hãy lắng nghe nó.
Khoảng 1/5 người ở độ tuổi 40 thường xuyên có tình trạng ngưng thở nhẹ, một tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nến tiếng ngáy là một dấu hiệu báo rằng, bạn đời của bạn vẫn đang thở bình thường. Nếu không bạn cần phải điều trị ngay, ngừng thở khi ngủ góp phần làm tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ.
5. Độ tuổi 50
Độ tuổi 50 là giai đoạn trái tim của bạn đang bị sự tác động bởi quá trình lão hóa. Vì vậy, khi đã bước sang tuổi 50, bạn cần thực hiện thêm các bước sau.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn lúc này của bạn là ăn nhiều trái cây, rau cải, ngũ cốc nguyên chất, cá, hạt, đậu và một số bữa ăn chay hoàn toàn.
- Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đâu là cơn đau đột quỵ: Bạn cần phải có kiến thức để biết đâu là triệu chứng của một cơn đau đột quỵ hay tai biến. Không phải ai cũng bị đột quỵ bất ngờ hoặc bị đau thắt ngực nghiêm trọng. Tất cả đều có các dấu hiệu khác nhau.
Đồng thời, triệu chứng về cơn đau tim của nữ có thể khác với nam giới.
6. Độ tuổi 60
Từ 60 tuổi trở đi, bạn dễ dàng mắc các bệnh tim mạch hơn rất nhiều. Huyết áp, cholesterol và các chỉ số có liên quan khác có xu hướng tăng lên. Đây là thời điểm bạn cần kiểm tra chặt chẽ các thông số sức khỏe, cùng với việc có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục. Tất cả sẽ giúp bạn có cuộc sống lâu và tốt hơn.
- Thực hiện một bài kiểm tra chỉ số mắt cá chân – cánh tay. Đây là một bài kiểm tra để đánh giá các nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Những người bị bệnh động mạch ngoại vi có nguy cơ cao của cơn đau tim, đột quỵ, lưu thông kém và đau chân.
- Kiểm tra trọng lượng cơ thể thường xuyên. Cơ thể bạn cần ít calo hơn khi bạn già đi. Lượng dư thừa làm tim bạn làm việc nhiều hơn và làm tăng nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. Tập thể dục thường xuyên và ăn những khẩu phần giàu chất dinh dưỡng nhỏ hơn có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đâu là cơn đau đột quỵ: Bạn cần phải có kiến thức để biết đâu là triệu chứng của một cơn đau đột quỵ hay tai biến. Biết khi nào bạn bị đau tim hoặc đột quỵ có nghĩa là bạn sẽ có nhiều trợ giúp hơn. Điều trị nhanh chóng có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí và ngăn ngừa các nguy cơ trầm trọng hơn.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!