Căng thẳng và bệnh xơ vữa động mạch
Một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh xơ vữa động mạch đó chính là stress hay còn gọi là căng thẳng tâm lý. Cân bằng cuộc sống, biết thư giãn và có tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Bệnh xơ vữa động mạch tăng cao tỷ lệ thuận với tình trạng stress
Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa gia tăng cũng là lúc những con số thống kê về người mắc bệnh xơ vữa động mạch cũng tăng lên.
Tình trạng căng thẳng tâm lý thường xuyên là một mặt trái của xã hội hiện đại và nó đã được chứng minh là thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch. Chỉ những người hiểu biết về tâm lý, có sức khỏe và tâm lý ổn định mới có thể nhanh chóng vượt qua những ác động của tình trạng căng thẳng và sống vui tươi. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, lại suy sụp về tinh thần, sống bi quan thì sẽ dễ sinh bệnh tật và tình trạng xơ vữa mạch càng tiến triển nhanh.
Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) vào năm 1998 đã cho thấy những người có công văn việc làm thì sức khỏe tốt hơn những người thất nghiệp. Nhưng trong số những người đi làm thì những ai biết quản lý công việc thì giúp giảm 2, 3 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong khi đó những người không kiểm soát tốt công việc thường xuyên mắc các bệnh như đau thắt lưng, nghỉ ốm và bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bên cạnh 3 yếu tố chủ yếu gây ra bệnh xơ vữa động mạch gồm tỷ lệ tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp và thuốc lá, thì căng thẳng tâm lý cũng là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động vào quá trình sinh bệnh.
Căng thẳng tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và do vậy gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-Cholesterol gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch.
Có thể đột tử vì stress
Đột tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ đột tử.
Khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất và đột tử, do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim. Trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử.
Có thể chết nếu stress diễn ra quá dài
Stress có hai dạng là stress về cơ thể được dùng để chỉ các hiện tượng bị mất sức do kiệt sức sau một thời gian lao động, làm việc nặng nhọc kéo dài, hoặc tình trạng bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn nặng và mất máu nhiều.
Stress thứ hai là stress về tâm lý, đây là tình trạng căng thẳng, sợ hãi, lo lắng thường xuyên, không cảm thấy vui tươi hoặc lo âu quá mức… Đây là tình trạng căng thẳng nhiều nhất và dễ xảy ra nhất đối với nhiều người.
Khi bị căng thẳng, cơ thể con sinh vật sẽ có một loạt những phản ứng như im đập nhanh, tăng huyết áp, tăng nhịp thở. Máu được phân bố đến các cơ lớn và các quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho cơ thể sinh vật đó thực hiện được những hành động mạnh mẽ nhằm đáp ứng với sự đe dọa.
Sự thay đổi ấy là một khả năng được cài đặt sẵn bên trong cơ thể, tạo ra cơ may sống còn dưới những điều kiện bị đe dọa. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua sự kích hoạt này. Ngay khi thoát khỏi một tai nạn cận kề, bạn thấy tim mình đập thình thịch, cảm giác nôn nao và lòng bàn tay ướt mồ hôi.
Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng thời gian kích thích hormon tuyến thượng thận và gây ra các tác hại cho hệ tuần hoàn, tiêu hóa và cả miễn dịch. Hay nói cách khác, căng thẳng kéo dài đồng nghĩa tuổi thọ bị kéo ngắn lại.
Cách giảm stress hiệu quả cho cơ thể
Học cách giảm stress sau để giúp bạn có được một cuộc sống thật thoải mái và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành hiệu quả.
Để giảm stress hiệu quả bạn cần nên thường xuyên vận động, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với cơ thể của mình.
Đồng thời với đó là bạn cần rèn luyện tinh thần của chính mình, suy nghĩ tích cực, tìm đến những điều hay để học tập và rèn luyện.
Thường xuyên cởi mở, không tự làm khó chính bản thân hoặc ép buộc bản thân vào những khuôn mẫu khô cứng. Từ bỏ việc quá nghiêm khắc với bản thân và với những người xung quanh để tạo môi trường thân thiện, cởi mở.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!