5 Thay đổi nhỏ nhưng tạo sự khác biệt lớn đến sức khỏe của bạn
Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra những khác biệt lớn. Đặc biệt là khi nói đến muối và sức khỏe của bạn. Người Việt Nam nói chung thường có thói quen ăn mặn, ăn nhạt thường gây cảm giác khó ăn, không vừa miệng. Tuy nhiên, Việc giảm lượng muối ăn vào không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bạn. Trong thực tế, một vài sự thay đổi đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có tạo ra sự khác biệt
1. ĐỌC NHÃN THẬT KỸ
Việc đọc nhãn sản phẩm không chỉ gói gọn trong việc xem những thông tin như tên nhà sản xuất, công dụng mà còn phải xem cả phần thông tin dinh dưỡng.
Ví dụ thành phần muối trong một số nước sốt cà chua đóng hộp có mặn cao hơn 90 lần so với những loại khác.
Việc kiểm tra nhanh đầy đủ các thông tin dinh dưỡng sẽ giúp bạn biết được đâu là sản phẩm có chứa nhiều muối. Những danh từ thường dùng để chỉ muối ăn hay ghi trên nhãn mác như là salt, NaCl, Sodium chlordie.
2. LOẠI BỎ MUỐI KHỎI KHAY GIA VỊ
Cho muối vào thức ăn là một thói quen thường ngày mà bạn sẽ không để ý. Việc bỏ hộp đựng muối hay một dạng khác của muối là bột canh khỏi khay gia vị sẽ giúp bạn suy nghĩ thêm về việc cho liều lượng phù hợp hơn.
Nếu bạn không quen với việc ăn ít muối thì bạn có thể giảm từ từ về số lượng trong bữa ăn hằng ngày. Sau khoảng 1 tuần bạn lại giảm thêm một chút nữa. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn không cần phải sử dụng muối trong các món ăn hàng ngày nữa.
3. CHỌN CÁC THỰC PHẨM DẠNG ÍT MUỐI
Sử dụng các thực phẩm tươi sống luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho mọi người, nhưng các sản tiện lợi được chế biến sẵn cũng rất ngon.
Vậy giải pháp cho trường hợp này là bạn có thể sử dụng các sản phẩm tiện lợi nhưng ở dạng “ít muối”. Điển hình là các loại thịt muối, thịt nguội, thịt hun khói sẽ có cả hai dạng là bình thường và dạng ít muối cho bạn lựa chọn.
4. DÙNG ĐỒ ĐÔNG LẠNH THAY VÌ ĐÓNG HỘP
Muối là thành phần thiết yếu được dùng cho thực phẩm đóng hộp nhằm bảo quản chúng lâu hơn. Cho nên, nếu bạn không thể sử dụng các sản phẩm tươi sống thì đồ đông lạnh là một lựa chọn thay thế rất tốt.
Ví dụ dễ thấy là sản phẩm ngô, với cùng một trọng lượng thì một hộp ngô có chứa 250mg muối trong khi ngô đông lạnh chỉ có 10mg muối.
Bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai dạng thực phẩm này
5.THAY ĐỔI CÔNG THỨC NẤU ĂN
Món ăn thường ngày của bạn có thể được tạo từ nhiều thành phần và nguyên liệu khác nhau. Mỗi thành phần đó lại có một lượng muối nhất định, khi trộn chúng với nhau bạn sẽ tạo ra một món ăn với lượng muối rất cao. Điều này thì không hề tốt cho hệ tim mạch một chút nào.
Điều bạn cần làm là thay đổi một chút liều lượng các thành phần với nhau hoặc tìm cách giảm độ mặn trong từng nguyên liệu. Như vậy, bạn sẽ giảm đáng kể nguy cơ có hại cho hệ tim mạch của mình.
Việc thay đổi thói quen hàng ngày này không nhất thiết phải làm cùng lúc, bạn có thể thay đổi những thói quen dễ bỏ nhất và từ từ thay đổi khác sẽ diễn ra sau. Chỉ sau vài tuần, vị giác của bạn sẽ không cần đến muối mà vẫn cảm thấy ngon miệng. Điều này cực kỳ tốt cho hệ tim mạch của bạn, nhất là với những người vừa trải qua những cơn nhồi máu cơ tim.
Các nội dung liên quan: