Bệnh đau thắt ngực và 6 lầm tưởng nguy hiểm
Bệnh đau thắt ngực là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến thế nhưng nhiều người dân lại đang có những hiểu biết hết sức sai lầm hoặc chỉ biết một phần về căn bệnh này.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân đau thắt ngực thường đến viện trong tình trạng cấp cứu vì nhồi máu cơ tim.
Sau khi nghiên cứu và tổng hợp thì các chuyên gia y tế đã chỉ ra có 6 lầm tưởng được xem là nhiều nhất trong suy nghĩ của mọi người về căn bệnh nguy hiểm này
Sai lầm 1: Bệnh đau thắt ngực chỉ cần quan tâm khi đã lớn tuổi
Sự thật: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung thường diễn ra theo độ tuổi, thế nhưng nguồn cơn gây bệnh lại bắt đầu từ khi bạn còn trẻ.
Bệnh đau thắt ngực là do sự phát triển các yếu tố gây tắc nghẽn mạch trong nhiều năm. Các yếu tố gây tắc nghẽn mạch diễn ra rất thầm lặng và đến khi lớn tuổi thì bệnh phát triển thành các triệu chứng cụ thể như các cơn đau thắt ngực, khó thở.
Thời gian tác động và hình thành sự tắc nghẽm mạch diễn ra khi bạn còn trẻ, đặc biệt là ở những người béo phì.
Các nghiên cứu cho thấy những người béo phì có tốc độ phát triển bệnh mạch vành nhanh hơn trung bình 4,3 tuổi so với người có cân nặng trung bình.
Sai lầm 2: Bệnh mạch vành tim tác động đến nam nhiều hơn nữ
Sự thật: Nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực ở cả nam và nữ là như nhau. Tuy nhiên do phụ nữ có khả năng sản sinh estrogen để đáp ứng việc mang thai do vậy thời gian bị bệnh của người nữ thường chậm hơn so với nam giới.
Nhưng đến thời thì mãn kinh, chất estrogen không còn được sản sinh nên nguy cơ của nam và nữ là như nhau.
Nhưng mặt khác, do phụ nữ Việt Nam ít hút thuốc và uống rượu hơn nam giới cho nên tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh đau thắt ngực cũng thấp hơn.
Sau lầm 3: Nếu tôi bị bệnh đau thắt ngực, tôi biết.
Sự thật: Như đã nói ở trên, bệnh đau thắt ngực hay còn gọi là bệnh mạch vành là một căn bệnh thầm lặng.
Bệnh nhân không thể biết mình bị bệnh cho đến khi các chỉ số cholesterol hay huyết áp tăng lên. Những cơn đau thắt ngực ban đầu rất nhẹ, khiến nhiều người chủ quan hoặc nhầm lẫn nó với những biểu hiện của bệnh khác.
Vì vậy, khoảng 70% các bệnh nhân đau thắt ngực đến bệnh viên khi mọi việc đã quá muộn. Việc kiểm tra các chỉ số sức khỏe và kiểm soát thường xuyên những yếu tố gây bệnh chính là giải pháp dự phòng tốt nhất cho bệnh nhân tim mạch.
Sai lầm 4: Nếu tôi bị đau ngực, đó không phải là cơn đau tim.
Sự thật: Đau ngực có thể là triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim, nhưng nó không phải là bệnh duy nhất. Nhiều người nói rằng họ chỉ bị đau tim mà không bị đau ngực.
Bạn nên nhớ 31% các cơn đau ngực chính biểu hiện của bệnh đau thắt ngực. Đặc biệt khi vùng ngực bị đau ở phía bên trái, đau lan ra đằng sau và cánh tay trái thì gần như chắc chắn bạn đã bị bệnh mạch vành.
Bạn hãy theo dõi kỹ những thay đổi trong cơ thể, tình trạng đau ngực và đi khám bác sĩ ngay khi có thể.
Sai lầm 5: Việc dùng thuốc điều trị có nghĩa là có thể ăn mọi thứ
Sự thật: thuốc điều trị không phải là thần dược. Trong quá trình điều trị bệnh đau thắt ngực uống thuốc chỉ là 1 nhân tố quan trọng bên cạnh việc ăn uống, tập luyện, sinh hoạt.
Khi đã bị bệnh đau thắt ngực, thay đổi chế độ dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn mình khỏe hơn.
Sai lầm 6: Thật nguy hiểm khi tập thể dục khi bạn đã bị bệnh tim
Sự thật: Tập thể dục là điều cần thiết để phục hồi sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim. Những người tham gia vào hoạt động thể dục thường xuyên sẽ có một trái tim khỏe mạnh hơn những người không vận động.
Nhưng tập luyện như thế nào cho phù hợp với tình trạng bệnh thì cần sự hướng dẫn của bác sỹ. Một chương trình vận động phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân mau hồi phục hơn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!