10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP NHẤT SAU KHI BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM

1e68b7c852dc

10 Thắc mắc thường gặp nhất từ những bệnh nhân vừa trải qua một cơn nhồi máu cơ tim. Càng hiểu rõ về bệnh này bạn sẽ càng cảm thấy không còn lo lắng quá nhiều về tình bệnh tình của bản thân.

Bạn đã trải qua tình trạng nguy cực vì nhồi máu cơ tim. Bây giờ bạn chưa biết phải làm gì để có thể thích nghi được với tình trạng sức khỏe hiện tại. Cùng rất nhiều những câu hỏi khác vẫn đang trong tâm trí của bạn và người thân.

1. Tôi đang rất khỏe mạnh, sao tự nhiên lại bị nhồi máu cơ tim?

Bệnh nhồi máu cơ tim có thể xảy ra mà không hề có sự cảnh báo nào và vào bất cứ thời điểm nào, cho dù bạn đang làm những công việc thường nhật của mình.

Nhồi máu cơ tim là do những mảng xơ vữa xuất hiện gây ra tình trạng hẹp dần và tắc trong động mạch. Nhưng tình trạng xơ vữa động mạch lại diễn tiến rất chậm, và phức tạp. Mảng xơ vữa động mạch được hình thành ở trong cùng của động mạch. Cholesterol và các chất khác có nhiều trong máu sẽ dần dần lắng đọng trên thành mạch. Theo thời gia chúng càng ngày càng dày lên tạo thành mảng, gây cản trở dòng máu chảy qua.

nhoi-mau-co-tim-3

Nếu mảng xơ vữa trong lòng động mạch bị nứt vỡ, tại vị trí nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông làm tắc đột ngột dòng chảy của động mạch dẫn đến vùng cơ tim bị thiếu máu. Thiếu máu lưu thông đột ngột sẽ gây tổn thương hoặc chết một phần cơ tim, tình trạng này gọi là nhồi máu cơ tim.

2. Tại sao tôi không thấy dấu hiệu gì về bệnh

Quá trình tạo ra mảng xơ vữa động mạch và gây hẹp lòng mạch diễn ra một cách thầm lặng và trong thời gian dài. Đa phần người bệnh đều không có bất cứ cảm giác gì về bệnh, đôi khi cảm chỉ cảm thấy có chút tức ngực và sẽ hết sau khi nghỉ ngơi.

Người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu này và chỉ đi kiểm tra khi mà tình trạng bệnh đã trở nên nặng hơn ( đau tức ngực kéo dài, đau hơn).

nhoi-mau-co-tim-2

3. Hệ quả của bệnh đối với tim của tôi thế nào?

Sau khi bị nhồi máu cơ tim, sẽ có một khối lượng vùng cơ tim bị chết hoặc bị tác động nặng nề nê chưa hồi phục.

Nếu vùng cơ tim bị tổn thương ít thì không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của toàn bộ tim. Nhưng ngược lại, nếu vùng tim bị tổn thương rộng thì sẽ làm suy giảm khả năng hoạt động của tim, từ đó ảnh hưởng đến thể lực của người bệnh.

Bên cạnh vùng cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn thì có những vùng khách bị tổn thương nhẹ và sẽ dần hồi phục nếu được cung cấp đầy đủ oxy cùng chế độ chăm sóc phù hợp.

Vùng cơ tim này sẽ hồi phục dần sau khoảng từ 4 – 6 tuần. Do đó người bệnh cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này và có chế độ chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Tim tôi đã ổn định sao tôi vẫn cảm thấy mệt mỏi

Sau khi phải nhập viện và điều trị một thời gian dài trên giường bệnh, các cơ của bạn đã giảm 15% sức co cơ. Do vậy bạn sẽ cảm thấy mình vẫn còn rất yếu sau dù tình trạng tim đã ổn định.

Sức mạnh của cơ bắp sẽ phục hồi dần theo thời gian và thông qua các chương trình tập luyện đều đặn.

Đó là lý do mà bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện một chương trình tập luyện thường xuyên, tăng dần trong khi bạn về nhà. Nếu bạn luyện tập đều đặn, sau khoảng 2 – 6 tuần, cơ thể của bạn sẽ trở nên bình thường. Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp nhất dành cho bạn.

5. Sau khi bị bệnh, cơ thể tôi có thể hoàn toàn bình thường

Đầu tiên, bạn phải xác định là quả tim của bạn sẽ ổn định nhưng sẽ chỉ còn lại khoảng 80% “công suất làm việc” so với trước đây.

Sau khoảng 6 tuần, bạn vẫn có thể trở lại với công việc và hoạt động trong hằng ngày do cơ thể của bạn đã thích nghi với tình trạng mới. Tuy nhiên, việc giảm công suất của tim cũng đồng nghĩa bạn cần phải thay đổi một số điều trong sinh hoạt và tránh làm việc đòi hỏi nhiều sức lực.

6. Khi nào tôi có thể làm việc trở lại ?

Khoảng 90% số bệnh nhân dưới 65 tuổi sau khi bị nhồi máu cơ tim có thể trở lại làm việc sau khi hết quá trình điều trị. Nhưng có 2 vấn đề cần lưu ý đó là: mức độ tổn thương của tim và chính chất công việc của họ.

Nếu tổn thương nặng và công việc đòi hỏi nhiều sức lực thì lúc này đây họ cần chuyển sang một công việc khác phù hợp với sức khỏe hơn.

7. Tôi có thể sinh hoạt vợ chồng sau khi bị bệnh hay không?

Sau khi bị nhồi máu cơ tim, bạn vẫn có thể có một đời sống vợ chồng hoàn toàn bình thường. Nếu bị đau ngực bạn có thể sử dụng nitroglycerin trước khi gần gũi.

Bạn cần phải trao đổi thẳng thắn với vợ (chồng) bạn về vấn đề này. Đồng thời nhìn mọi vấn đề một cách tích cực hơn, không nên che dấu để tránh tình trạng trầm cảm, cáu gắt.

8. Tôi có thể chơi thể thao được không?

Trong quá trình phục hồi sau nhồi máu cơ tim, bạn có thể chơi các môn thể thao bình thường. Điều này rất tốt cho sức khỏe, tăng cường khả năng hồi phục của cơ thể.  

Nhưng bạn cần trao đổi với bác sĩ về loại hình và cường độ vận động phù hợp trước khi thực hiện.

nhoi-mau-co-tim-1

9. Liệu tôi có thể bị đau thắt ngực nữa không ?

Bạn hoàn toàn có thể bị đau ngực lại sau nhồi máu cơ tim. Nhưng cơn đau sẽ không có gì đáng lo ngại nếu chỉ đau nhẹ hoặc hơi tức ngực nếu bạn quá sức. Những cơn đau này có thể xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, sang chấn tâm lý mạnh hoặc sau khi ăn một bữa ăn quá no. Nếu bạn bị đau như vậy, hãy nói với bác sỹ của bạn và họ có thể kê cho bạn những loại thuốc giúp phòng hoặc giảm nhẹ cơn đau ngực.

Nếu các cơn đau thắt ngực tăng lên, kéo dài hơn hoặc xảy ra chỉ sau một gắng sức nhẹ, hãy đến khám bác sỹ ngay.

10. Tôi có nên ngừng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.

Bạn có thể uống rượu bia nhưng không nên uống quá nhiều. Mỗi ngày không uống quá 30 ml rượu nguyên chất tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml rượu mạnh ở nam giới; nữ giới chỉ nên uống bằng một nửa lượng.

Riêng với thuốc lá bạn cần phải tuyệt đối từ bỏ. Nếu bạn tiếp tục sử thuốc lá thì nguy cơ bạn bị nhồi máu cơ tim sẽ tăng lên gấp đôi.  Hãy từ bỏ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bạn.

10 Câu hỏi trên là những nội dung được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và thắc mắc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe và hồi phục nhanh hơn.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.