,

Bệnh mạch vành sống được bao lâu?

benh-mach-vanh-song-duoc-bao-lau-1

Bệnh mạch vành sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người bệnh khi lỡ mắc phải căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ về nội dung này.

benh-mach-vanh-song-duoc-bao-lau-1

Bệnh mạch vành sống được bao lâu?

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành chính là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn hồi tốt, nay chúng trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện các mảng bám qua thời gian như cholesterol, các chất khác bám trên thành mạch máu, được gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Khi bệnh mạch vành tiến triển sẽ làm cho sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn. Hậu quả là cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, từ đó dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, làm tắc mạch và chấm dứt nguồn cung cấp máu cho tim, gây nên tổn thương tim vĩnh viễn.

Ngoài ra, với diễn tiến nặng theo thời gian, bệnh mạch vành sẽ khiến cho cơ tim phải hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, từ đó dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim. Đây chính là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành.

Những biểu hiện của bệnh mạch vành

Triệu chứng của bệnh mạch vành phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau vùng tim. Tình trạng này có thể được mô tả với các dấu hiệu như nặng nề vùng ngực; đau ran vùng ngực; cảm giác nén ép tim; tê vùng ngực; đầy bụng; cảm giác tim bị bóp chặt lại; đau ngực âm ỉ.

Thông thường, bệnh mạch vành ở phụ nữ thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo buồn nôn, mệt mỏi, đổ mồ hôi và khó thở. Các dấu hiệu khác cơ thể xảy ra với bệnh động mạch vành, bao gồm: khó thở, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, nôn và buồn nôn…

Xem thêm: Xơ vữa động mạch vành và những điều cần biết

Bệnh mạch vành sống được bao lâu?

benh-mach-vanh-song-duoc-bao-lau-2

Tuổi thọ của người bệnh mạch vành sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tuổi thọ của người mắc bệnh mạch vành sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Được kể đến như mức độ hẹp mạch vành, các bệnh lý mắc kèm, tuổi tác, lối sống và sự tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn như, một người bệnh có lối sống không lành mạnh, chế độ ăn nhiều chất béo, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng…sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch. Từ đó có nguy cơ cao gặp phải cơn nhồi máu cơ tim gây đột tử.

Nhìn chung, nếu kiểm soát tốt bệnh, người mắc bệnh mạch vành vẫn có cơ hội sống thọ như người bình thường tới 70-80 tuổi, hoặc lâu hơn. Và ngược lại, nếu kiểm soát không tốt bệnh mạch vành, họ có thể gặp phải cơn nhồi máu cơ tim và có thể bị tử vong chỉ sau vài tháng hay vài năm mắc bệnh.

Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh mạch vành:

-Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

-Kiểm soát tốt các chỉ số về huyết áp, mỡ máu, đường huyết.

-Tránh xa khói thuốc lá, bởi lẽ các chất độc hại trong khói thuốc có thể làm tăng LDL-c máu, làm thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành, gây co mạch máu, làm gia tăng triệu chứng đau thắt ngực và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

-Ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế các loại chất béo có hại như chất béo bão hoà (có nhiều trong thịt bò, thịt lợn, mỡ động vật….) và chất béo trans (có nhiều trong các đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, xúc xích, bánh nướng, bánh quy, dầu chiên đi chiên lại…). Lựa chọn các chất béo có lợi từ dầu hạt, dầu oliu, dầu cá…ăn giảm muối và đường.

-Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút tập luyện nhẹ nhàng mỗi tuần.

-Giảm cân và duy trì cân nặng khoẻ mạnh

-Hạn chế căng thẳng, stress

Chắc chắn những nội dung mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “bệnh mạch vành sống được bao lâu?”. Bệnh mạch vành tuy là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, kết hợp với lối sống lành mạnh thì bệnh có thể được cải thiện tốt.

Xem thêm: Bệnh mạch vành nên ăn gì để giảm tắc hẹp?