,

Bệnh mạch vành nên kiêng gì?

benh-mach-vanh-nen-kieng-gi-1

Bí quyết của những người có tuổi thọ cao khi mắc bệnh mạch vành chính là chế độ ăn khoa học. Vậy bệnh mạch vành nên kiêng gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

benh-mach-vanh-nen-kieng-gi-1

Bệnh mạch vành nên kiêng gì?

Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh mạch vành

Chế độ ăn của người bệnh mạch vành cần chứa đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng là chất đạm, chất béo lành mạnh và tinh bột. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm hàng ngày theo các nguyên tắc dưới đây.

-Ăn ít chất béo xấu: Chất béo xấu bao gồm cholesterol, chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá. Bởi nó sẽ là tác nhân khiến cho mỡ máu tăng, hình thành các mảng xơ vữa và tăng kích thước những mảng vữa hiện có.

-Hạn chế nạp natri vào cơ thể: Tuy không tác động trực tiếp đến các mảng xơ vữa nhưng việc nạp nhiều natri có trong muối có thể làm tăng huyết áp, từ đó tăng gánh nặng cho tim.

-Bổ sung nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hoà tan: Những chất này giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol, tăng đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể.

-Bổ sung chất chống oxy hoá và chống viêm nhằm bảo vệ mạch vành không có nguy cơ hình thành xơ vữa.

Xem thêm: Bệnh mạch vành nên ăn gì để giảm tắc hẹp?

Bệnh mạch vành nên kiêng gì?

Bệnh mạch vành nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông và cắt hoàn toàn chất béo có hại ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

-Các chất béo có hại làm tăng nguy cơ xơ vữa

Chất béo chuyển hoá, cholesterol và chất béo bão hoà làm tăng mức cholesterol xấu, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chúng chứa nhiều trong mỡ, da, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt bò, thịt lợn), lòng đỏ trứng, tôm; thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế loại chất béo này trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, khi chế biến món ăn hãy ưu tiên các món luộc, hấp thay vì nướng, chiên, xào. Dùng bơ thực vật lỏng hoặc dầu thực vật thay thế mỡ động vật.

-Thực phẩm làm giảm tác dụng thuốc chống đông

Những người bệnh mạch vành (như sau đặt stent) đang sử dụng các thuốc chống đông kháng vitamin K, cần thận trọng sử dụng các thực phẩm giàu vitamin K. Bởi lẽ, chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Các thực phẩm giàu vitamin K như: các loại rau có màu xanh thẫm (bắp cải, mùi tây, rau chân vịt, rau cải xoong, hành tươi). Thực phẩm có chứa lượng vitamin K trung bình gồm: quả lê, măng tây, rau thì là, gan động vật, thịt bò, đậu nành…

-Muối và các thực phẩm nhiều muối

benh-mach-vanh-nen-kieng-gi-02

Người mắc bệnh mạch vành nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày

Ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, mà huyết áp cao chính là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giảm lượng muối ăn 6g/ngày có thể làm giảm 24% nguy cơ đột quỵ và 18% nguy cơ biến cố mạch vành nặng.

Dưới đây là cách giúp bạn cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày:

-Giảm thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn

-Sử dụng các loại gia vị cho hương vị thay vì muối: húng tây, húng quế, hẹ, quế chi…có thể thay thế cho muối.

-Không sử dụng nước chấm trong bữa ăn

-Tránh xa các món kho hoặc đồ muối như dưa, cà

-Hạn chế sử dụng mì chính, bởi đây được coi là muối dấu mặt, khi lượng mì chính dùng tăng lên thì lượng muối đưa vào cơ thể cũng tăng lên theo.

Chế độ ăn uống và tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh mạch vành. Nếu bạn ăn đúng cách, tập luyện phù hợp sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khoẻ của mình.

Xem thêm: Bệnh mạch vành sống được bao lâu?