Hiểu biết về số đo huyết áp

226270060

Chỉ số huyết áp của bạn có ý nghĩa là gì?

Cách duy nhất để biết bạn bị huyết áp cao (HBP, hoặc tăng huyết áp) là phải kiểm tra thường xuyên huyết áp của bạn. Do vậy, hiểu được ý nghĩa của các chỉ số huyết áp chính là chìa khóa để giúp bạn kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp ngay từ khi mới bắt đầu, từ đó giúp bạn an tâm về sức khỏe tim mạch của chính mình.

Những chỉ số huyết áp

Hãy xem biểu đồ dưới đây và kiểm tra xem đâu là những mức huyết áp bình thường và bất thường theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.

28108031399_5de19c2b93_b

Dựa theo bảng số liệu trên, bạn có thể biết được tình trạng huyết áp của bản thân đang ở trong tình trạng nào. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, bảng chỉ số huyết áp chỉ mang ý nghĩa tham khảo và cho chúng ta cái nhìn tổng quát. Còn việc kết luận là bạn bị huyết áp cao hay thấp phải được đánh giá kết hợp ở nhiều yếu tố, do vậy kết quả phải được khẳng định bởi các bác sĩ có chuyên môn về tim mạch.

Danh mục huyết áp

Có 5 nhóm huyết áp chính được sử dụng rộng rãi bao gồm

Bình thường

     Huyết áp dưới 120/80 mm Hg được xem là trong phạm vi bình thường. Nếu kết quả của bạn thuộc thể loại này, hãy cố gắng duy trì các thói quen tốt cho tim như một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Cao

     Huyết áp cao là khi các chỉ số mỗi lần bạn đo liên tục nằm trong khoảng 120-129 mmHg tâm thu và dưới 80 mm Hg tâm trương. Những người có huyết áp cao có khả năng biến chứng thành các vấn đề về tim mạch khác như xơ vữa mạch. Do vậy, một khi huyết áp của bạn thường xuyên nằm trong khoảng này cần phải đi kiểm tra sức khỏe và có các biện pháp kiểm soát ngay lập tức.

Tăng huyết áp giai đoạn 1

     Tăng huyết áp Giai đoạn 1 là khi huyết áp luôn nằm trong khoảng 130-139 tâm thu hoặc 80-89 mm Hg tâm trương. Ở giai đoạn này của bệnh cao huyết áp, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc và yêu cầu bạn thay đổi lối sống dựa trên nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tăng huyết áp giai đoạn 2

      Tăng huyết áp Giai đoạn 2 là khi huyết áp luôn ở mức 140/90 mm Hg hoặc cao hơn. Ở giai đoạn này của bệnh cao huyết áp, các bác sĩ có sẽ yêu cầu bạn dùng kết hợp một số loại thuốc để ổn định huyết áp và chắc chắn bạn cần có một chế độ sinh hoạt tốt hơn cho tim mạch.

Tăng huyết áp giai đoạn 3

      Giai đoạn này của bệnh cao huyết áp đòi hỏi sự chăm sóc y tế. Nếu chỉ số huyết áp của bạn đột ngột vượt quá 180/120 mm Hg, bạn cần đợi năm phút và sau đó kiểm tra huyết áp của bạn một lần nữa. Nếu số đo của bạn vẫn cao bất thường, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. .

      Nếu huyết áp của bạn cao hơn 180/120 mm Hg và bạn đang có dấu hiệu tổn thương cơ quan có thể xảy ra như đau ngực, khó thở, đau lưng, tê / yếu, thay đổi thị lực hoặc khó nói và bạn cần phải vào bệnh viện ngay lập tức

Số huyết áp của bạn và ý nghĩa của chúng

   Huyết áp của bạn được ghi nhận là hai con số:

  • Huyết áp tâm thu (số đầu tiên) – cho biết áp lực máu của bạn đang tác dụng lên thành động mạch khi tim đập.
  • Huyết áp tâm trương (số thứ hai) – cho biết áp lực máu của bạn đang tác dụng lên thành động mạch trong khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập.

Số nào quan trọng hơn?

      Thông thường, sự chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số đầu tiên) vì đó là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch cho người trên 50 tuổi. Trong hầu hết trường hợp, huyết áp tâm thu tăng dần theo độ tuổi do sự gia tăng độ cứng của các động mạch lớn và sự hình thành các mảng bám trên thành mạch.

Tại sao huyết áp được đo bằng mm Hg

      Chữ viết tắt mm Hg nghĩa là milimét thủy ngân. Thủy ngân được sử dụng trong các đồng hồ đo áp suất chính xác đầu tiên và vẫn được sử dụng trong y học ngày nay như là đơn vị đo lường chuẩn áp suất.