CHỈ SỐ TRIGLYCERIDE TRONG MỠ MÁU VÀ BỆNH TIM MẠCH

kadar-kolesterol-081242585758-terapi-maxidoid-tahitian-noni

Thongtamlac.vn. Triglyceride là một trong những một thành phần có trong lipid máu. Đây là một dạng chất béo được tạo ra khi cơ thể hấp thu quá nhiều calo và chúng được chuyển hóa và lưu lại trong cở thể, nhiều nhất là vùng mỡ bụng. 

Do vậy, chỉ số triglyceride cũng là một chỉ số quan trọng mà chúng ta cần lưu tâm mỗi khi đọc các kết quả xét nghiệm. Chỉ số triglyceride cao cũng đồng nghĩa gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Triglyceride là gì

Triglyceride là một chất béo trung tính, chúng được gan tổng hợp và sản xuất. Triglyceride có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Đây là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính yếu của các loại dầu thực vật hay mỡ động vật.

Sự khác biệt giữa triglyceride  và cholesterol

Mặc dù cả triglyceride và cholesterol đều là chất béo trong máu nhưng trong khi triglyceride được sử dụng làm năng lượng cho cơ thể thì cholesterol được sử dụng để hình thành tế bào và nội tiết tố. Điểm chung của cả triglyceride và cholesterol là  đều lưu thông khắp cở thể và chúng không hòa tan trong máu.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các chất béo trong máu thông qua bài viết: “RỐI LOẠN MỠ MÁU VÀ LỜI CẢNH BÁO TỪ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

chi-so-triglyceride-trong-mo-mau-va-benh-tim-mach-1

Quá trình chuyển hóa Triglyceride trong cơ thể

Mối liên quan giữa Triglyceride và Bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chỉ số triglycerides trong máu cao sẽ là tác nhân thúc đẩy khả năng phát triển bệnh xơ vữa động mạch, đặc biệt là khi kết hợp với tình trạng HDL thấp/LDL cao hoặc những người đang bị đái tháo đường loại 2. Khi những yếu tố này kết hợp với nhau sẽ nhanh chóng tạo ra các mảng bám, gây xơ vữa mạch, làm hẹp lòng mạch và biến chứng tim mạch nguy hiểm rất dễ dàng xảy ra.

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ thì ngưỡng triglyceride trung bình thông thường với một người là 150mg/dL máu. Khi chỉ số cao hơn 200 mg/dl, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng thành các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ. Nếu chỉ số cao hơn 500 mg/dl thì người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc để giảm các chỉ số.

Chưa dừng lại ở đó, do triglycerides được tổng hợp tại gan, do vậy khi chỉ số triglycerides cao cũng rất dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tụy, tiểu đường…

chi-so-triglyceride-trong-mo-mau-va-benh-tim-mach-2

Chỉ số Triglyceride tăng cao gây ảnh hưởng sức khỏe

Nhưng nếu đổ lỗi tất cả cho triglycerides cao thì cũng có phần “oan uổng”, một nguyên cứu gần đây có nói rõ: Những người bệnh có triglyceride cao có thể không gây ra bệnh tim. Nhưng có thể dẫn đến dấu hiệu gia tăng nguy cơ bệnh tim khi bạn có dấu hiệu tăng cholesterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL giảm xuống, chưa kể còn làm tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

Hoặc nói một cách khác, chỉ số triglycerides cao chưa chắc là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nhưng chắc chắn nó là hạt nhân thúc đẩy các bệnh tim mạch và sẽ trở thành “ngòi nổ” khi kết hợp các yếu tố bất lợi kể trên.

Vì vậy, kiểm soát tình trạng mỡ máu trong cơ thể phải bao gồm kiểm soát cả chỉ số triglyceride và cholesterol mới là giải pháp tốt nhất nếu bạn muốn có một hệ tim mạch khỏe mạnh.

Tại sao chỉ số triglyceride tăng cao

Có nhiều nguyên nhân làm tăng triglyceride máu, bao gồm:

  • Những người đang bị bệnh tiểu đường loại 2 nhưng không kiểm soát tốt, tuy nhiên nồng độ triglyceride máu sẽ trở lại ổn định nếu bệnh nhân giảm được lượng đường phù hợp.
  • Chế độ ăn tùy tiện, với nhiều chất béo bão hòa, đường hoặc nhiều calo trong thời gian dài sẽ nhanh chóng đẩy chỉ số triglyceride tăng cao. Vì vậy kiểm soát chế độ ăn, giảm đường, giảm béo, không dùng thực phẩm nhều calo hoặc carbonhydrate sẽ giúp bạn ổn định chỉ số.
  • Những người bị bệnh lý tuyến giáp khiến suy giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormon cũng khiến cho cho nồng độ triglyceride và cholesterol máu tăng cao. Giải pháp tối ưu nhất là đến bác sĩ và dùng thuốc điều trị.
  • Uống rượu thường xuyên: uống đồ uống có cồn thường xuyên và  có thể làm tăng nồng độ triglyceride.
  • Bệnh thận: khi nồng độ HDL thấp (cholesterol tốt) và triglyceride cao có thể là một dấu hiệu của bệnh thận. Do vậy, lúc này người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Di truyền: yếu tố di truyền cũng đóng góp một phần vào khả năng tăng cao nồng độ triglyceride. Nếu người thân của bạn có cholesterol hoặc triglyceride máu cao, thì bạn cũng có nguy cơ tăng triglyceride cao hơn người khác.
  • Dư thừa mỡ bụng: mỡ bụng rất dễ tích tụ và hệ quả là nó sẽ gây sẽ gây ra một loạt các vấn đề tác động đến khả năng kiểm soát nồng độ triglyceride máu.
  • Ít vận động: tập thể dục thường xuyên giúp nồng độ HDL (cholesterol tốt) tăng cao. Nếu ít hoạt động thể chất, HDL sẽ giảm đáng kể, do vậy làm giảm khả năng vận chuyển các chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể và đồng nghĩa LDL và triglyceride đều tăng cao.
  • Dùng thuốc: Một số thuốc có thể làm tăng chỉ số triglyceride như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, estrogen, retinoid, corticoid và thuốc ức chế protease.

Thay đổi lối sống để giảm chỉ số triglyceride

  • Giảm trọng lượng cơ thể: Giảm từ 5%-10% trọng lượng cơ thể hiện tại là bạn đã giảm 20% nồng độ triglyceride. Chúng ta nên duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23 hoặc ít hơn nhưng trên 18,5 (dành cho người châu Á). Nếu chỉ số BMI trên 23 là thừa cân và trên 25 là đang bị béo phì.
  • Giảm lượng calo: Hấp thu nhiều calo sẽ tạo điều kiện tích tụ chất béo. Do đó, giảm lượng calo tiêu thụ sẽ làm giảm lượng triglycerid trong máu. Thay thế bằng các loại rau, củ, quả, ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày.
  • Chọn chất béo lành mạnh: ăn ít hoặc không ăn các loại chất béo bão hòa và không bão hòa, dùng các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 nhiều hơn, thay thế các loại cá cho thịt.
  • Chế độ tập luyện hằng ngày: tập thể dục 30 phút/ngày giúp tăng chỉ số HDL và giảm các chỉ số còn lại. Những môn tập luyện tốt cho hầu hết mọi người là đi bộ hoặc bơi lội.
  • Chọn lựa đồ uống: hạn chế dùng các đồ uống có cồn, nhiều đường hoặc carbonhydrate cao như rượu, bia, nước ngọt…
  • Kết hợp với thuốc: trong nhiều trường hợp, thay đổi thói quen sinh hoạt chưa đủ để giảm nồng độ triglyceride. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để xin chỉ định và dùng các loại thuốc thích hợp.

Tóm lại: Để ngăn chặn tốt ngay từ sớm các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim thì việc ngăn chặn sự gia tăng nồng độ triglyceride trong máu là vô cùng cần thiết.  Trong đó không có giải pháp nào giúp giảm chỉ số triglyceride trong máu tốt bằng các biện pháp tập luyện và dinh dưỡng hợp lý, kể cả khi bạn đã dùng thuốc. 

Các nội dung khác: