SAU KHI TRẢI QUA NHỒI CƠ TIM, BẠN CẦN ĂN UỐNG VÀ TẬP LUYỆN NHƯ THẾ NÀO
Thongtamlac.vn – Một chế độ tập luyện phù hợp, ăn kiêng và sử dụng thuốc sẽ giúp giảm bớt, thậm chí thay đổi hoàn toàn các nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim.
Sau khi vượt qua tình trạng nhồi máu cơ tim, người bệnh cần ít nhất vài tháng để hồi phục. Trong đó có chế độ tập luyện, ăn uống thích hợp và sử dụng thuốc đều đặn đóng góp một phần quan trọng vào quá trình này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, chế độ ăn kiêng ít cholesterol xấu, hạ huyết áp, giảm đường huyết là yếu tố có lợi cho hệ tim mạch của người bệnh.
Quá trình tập luyện sau cơn đau tim cũng rất cần chú ý và người bệnh phải tuân thủ theo những yêu cầu cụ thể từ phía bác sĩ. Quá trình hồi phục chức năng tim của người bệnh cần phải có thời gian, không thể nóng vội vì nó tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.
Trong quá trình này, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia y tế. Các hoạt động chăm sóc, tập luyện cần được quan tâm sát sao vì nếu chúng ta cứ tự ý làm thì không những tim không thể hồi phục mà còn dẫn đến nguy cơ tái phát những cơn nhồi máu cơ tim khác.
Nên và Không nên ăn gì sau nhồi máu cơ tim
Chọn lọc và tạo ra một chế độ ăn uống phù hợp là bước đầu tiên để bạn có thể nhanh chóng hồi phục chức năng tim của mình.
Thực phẩm nên ăn: trái cây và rau tươi; các sản phẩm sữa ít béo, ít đường; ngũ cốc nguyên hạt (đậu, hạt điều, hướng dương); thịt gia cầm bỏ da, các loại cá; các loại dầu thực vật như ô liu, đậu nành và hướng dương; các loại đậu, nhất là đậu nành; chocolate đen. Nên chọn cách chết biến hấp và nướng là chủ đạo vì nó tốt hơn cho sức khỏe..
Thực phẩm nên tránh: người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa (thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, bánh nướng); thực phẩm có hàm lượng đường hoặc muối cao (thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, khoai tây chiên, bánh kem); thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao (thịt gia súc, trứng và bơ).
Những chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa (trans fat) làm tăng sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và gây ra những cơn nhồi máu cơ tim khác. Muối cũng làm tăng huyết áp và gây ra nguyc cơ biến chứng của bệnh tim mạch.
Tóm lại, ăn nhiều lọa rau quả, cá tươi và trái cây là thực đơn phù hợp nhất với những người bệnh cần hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim.
Nên tập luyện như thế nào
Người bệnh cần thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên. Cường độ tập luyện sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân khác nhau, do vậy vậy thời gian hồi phục cũng sẽ khác biệt.
Một số hướng dẫn cơ bản trong phục hồi chức năng tim
- Bắt đầu bằng việc đi bộ, đi chậm rãi và tăng dần tốc độ di chuyển. Khi nào cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, hụt hơi thì cần nghỉ ngơi hoặc bước chậm lại.
- Có khoảng thời gian nghỉ nghơi và thư giãn xen kẽ trong suốt buổi tập. Không tập cố nếu cơ thể không cho phép.
- Không nên đi bộ một mình, để có thể tạo niềm vui vừa đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tập luyện
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Ngừng tập luyện nếu có các dấu hiệu như khó thở, đau thắt ngực.
- Nên tham gia các bài tập vật lý trị liệu tại các trung tâm hồi phục ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế
- Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào, chẳng hạn như thở dốc, đau hoặc đánh trống ngực, ngừng tập thể dục và liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.
Ngăn ngừa tái phát nhồi máu cơ tim
- Tạo một tâm lý ổn định, vui vẻ, tránh căng thẳng thông qua các hoạt động xã hội, tập thiền hoặc yoga.
- Luôn ngủ đúng giờm ngủ đủ giấc, tạo không gian yên tĩnh khi ngủ để tránh bị gián đoạn.
- Loại bỏ các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Bỏ hút thuốc dưới mọi hình thức.
- Hạn chế rượu, bia và sử dụng các chất kích thích ở mức thấp nhất. Nếu có thể loại bỏ hoàn toàn là tốt nhất.