CÁCH CHĂM SÓC MỘT NGƯỜI VỪA TRẢI QUA CƠN NHỒI MÁU CƠ TIM (PHẦN 3)
Phần 3: Các hoạt động thể chất dành cho người bệnh
Sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim thì người bệnh có thể trở lại các hoạt động thể chất sau khoảng vài tuần. Những hoạt động thể chất này có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.
Hoạt động thể chất thường xuyên, cường độ vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nếu bạn mắc bệnh tim mạch vành.
1. Lợi ích của hoạt động thể chất
- Thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi cho tất cả các vấn đề về tim mạch.
- Giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim và tái phát.
- Cải thiện sức khỏe lâu dài.
- Tạo cảm giác tự tin, vui vè và thoải mái.
- Kiểm soát tốt vấn đề cân nặng.
- Giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
- Hạ huyết áp
- Giảm nguy cơ loãng xương
- Kiểm soát đường huyết với những người có mắc bệnh tiểu đường.
2. Những mục tiêu đối với hoạt động thể chất
Người bệnh cần đặt ra mục tiêu hoạt động sao cho phải có ít nhất 30 phút vận động ở cường độ phù hợp.
Người bệnh có thể phân chia các hoạt động thể chất theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết chỉ có đi bộ mà bạn cũng có thể dành 10 phút đi bộ, 10 phút làm việc nhà và 10 phút làm vườn.
Đi bộ là hoạt động thể chất hiệu quả
Đi bộ là một loại hoạt động thể chất tốt cho những người mắc bệnh xơ vữa mạch.
- Nó giúp cho cơ thể của người bệnh vận động ở cường độ nhẹ nhàng.
- Người bệnh có thể tùy ý di chuyển theo tốc độ riêng của bản thân.
- Vừa đi bộ vừa nói chuyện có thể giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng trầm cảm.
- Không gây tốn kém về chi phí
- Bạn nên nâng dần thời gian đi bộ và độ khó bằng việc đi bộ trên các con dốc.
Hướng dẫn việc đi bộ
Mục tiêu | Thời gian vận động tối thiểu (phút) | Số lần trong ngày |
1 | 5-10 | 2 |
2 | 10-15 | 2 |
3 | 15-20 | 2 |
4 | 20-25 | 1-2 |
5 | 25-30 | 1-2 |
6 | 30+ | 1-2 |
Việc đi bộ cũng cần phải được xây dựng theo những mục tiêu cụ thể. Bắt đầu ở bước 1, đi bộ 10 phút/lần và 2 lần/ngày. Bạn cần thực hiện bước này ít nhất là 2 ngày hoặc nếu hơi quá sức thì bạn có thể thực hiện bước 1 cho đến khi nào cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau đó, người bệnh có thể chuyển sang những bước tiếp theo, đi bộ với thời gian lâu hơn và tăng dần theo từng thời điểm.
Nhưng phải nhớ rằng, người bệnh chỉ có thể tăng thêm thời gian tập luyện khi mà tình trạng sức khỏe đáp ứng tốt, cảm giác thoải mái không mệt mỏi, khó thở trong lúc tập luyện.
Nếu khi tăng thời gian vận động lên mà xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi thì cần ngừng lại và tiếp tục duy trì mức động cũ.
Leo cầu thang
Leo cầu thang cũng là một hoạt động thể chất rất tốt cho người bệnh tim mạch. Người bệnh nên tập leo cầu thang một cách chậm rãi giống với việc đi bộ. Sau đó tăng dần số bậc thang có thể đi và đẩy nhanh thời gian leo các bậc đó.
3. Các hoạt động thể thao và vận động khác
Những hoạt động thể chất và thể thao khác bạn vẫn có thể thực hiện bình thường nhưng nên bắt đầu với các công việc đi bộ và hàng ngày, như làm vườn nhẹ và làm việc nhà.
Mục đích là nhằm hạn chế lượng thời gian bạn ngồi mỗi ngày. Dần dần thêm các hoạt động khác như đi xe đạp và bơi lội cần nhiều nỗ lực hơn.
Bạn thường có thể bắt đầu đi xe đạp, bơi lội, cầu lông và những hoạt động thể dục đòi hỏi nhiều gắng sức hơn sau khoảng sáu tuần. Hãy trao đổi với bác sĩ về các môn thể thao cụ thể để bác sĩ đưa ra chỉ dẫn chính xác.
Không tập những môn thể thao nặng đòi hỏi sức vận động cao và sự căng thẳng trong tâm lý vì chúng có thể làm tăng huyết áp của bạn.
4. Vận độn ở mức độ và như thế nào thì an toàn
Việc luyện tập là cực kỳ quan trọng nhưng vận động ở mức độ nào là phù hợp thì lại phụ thuộc vào từng cảm nhận và sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy rất khó để đưa ra những con số hay chỉ dẫn chung cho tất cả các trường hợp mà sẽ do bác sĩ điều trị hướng dẫn.
Tuy nhiên, những nguyên tắc chung sau đây nên được người bệnh quan tâm và xây dựng chế độ tập luyện dựa theo những nguyên tắc này.
- Thực hiện hoạt động dần dần và ở mức độ cường độ thấp.
- Tìm mức độ hoạt động phù hợp với bạn.
- Bạn có thể nói mà không bị hụt hơi trong khi bạn đang hoạt động thể chất.
- Nếu bạn muốn thực hiện các hoạt động thể chất chuyên sâu hơn, hãy xây dựng từng bước và tuần tự tăng dần trong nhiều tuần.
- Chỉ vận động nặng hay gắng sức nếu bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.
- Tập luyện theo thời gian biểu chứ đừng lạm dụng.
- Đừng tập thể dục nếu bạn cảmthấy khôngkhỏe, mệt mỏi hoặc đau – hãy nghỉ một ngày để bình phục.
- Đừng làm hoạt động thể chất ngay sau bữa ăn hoặc rượu.
- Tạo một tâm trạng thoải mái khi bạn đang hoạt
- Uống nhiều nước trước, trong và sau khi sinh hoạt (bạn sẽ mấtnước quamồ hôi).
- Chia sẻ hoạt động với một người bạn – bạn có thể cảm thấy tự tin và năng động hơn
- Mang theo điện thoại di động trong khi đi bộ, nếu có.
- Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn muốn thực hiện các hoạt động chuyên sâu hơn hoặc các môn thể thao cạnh tranh.
- Nếu bệnh nhân cần dùng thuốc chữa đau thắt ngực, người bệnh cần mang theo thuốc trong quá trình tập luyện.
Các nội dung liên quan: