Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?

tang-huyet-ap-ao-choang-trang-la-gi-1

Tăng huyết áp áo choàng trắng là tình trạng phổ biến và thường dễ chẩn đoán nhầm với tăng huyết áp thực sự. Vậy tăng huyết áp áo choàng trắng là gì? Tình trạng này có cần điều trị không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

tang-huyet-ap-ao-choang-trang-la-gi-1

Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?

Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?

Tăng huyết áp chính là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch trong cơ thể cao. Mức huyết áp của một người bình thường là khoảng 120/80mmHg.  Theo Hội tim mạch Việt Nam, một người được đo tại phòng khám có huyết áp trên 140/90 mmHg với 3 lần đo tại các thời điểm khác nhau được chẩn đoán là tăng huyết áp. Khi bạn bị tăng huyết áp thực sự, có nghĩa là ngay cả khi bạn đo tại phòng khám hay tại nhà đều có ngưỡng huyết áp cao hơn mức cho phép.

Tăng huyết áp áo choàng trắng là tình trạng huyết áp chỉ cao khi được đo tại bệnh viện hay phòng khám. Trong khi đó, huyết áp được đo tại nhà lại bình thường.

Các báo cáo cho thấy rằng, nó có liên quan đến việc người đi khám cảm thấy hồi hộp, lo sợ, tim đập nhanh khi đến những nơi khám bệnh.

Tăng huyết áp áo choàng trắng có nguy hiểm không?

Điều đáng lo ngại của tình trạng tăng huyết áp áo choàng trắng là dễ chấn đoán nhầm với tăng huyết áp thực sự. Trường hợp người không mắc bệnh mà sử dụng thuốc huyết áp có thể dẫn đến hạ áp. Biểu hiện là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt…

Bên cạnh đó, một số bác sĩ cho rằng tăng huyết áp áo choàng trắng có thể là dấu hiệu báo trước của tăng huyết áp thực sự. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những người có tình trạng này có nguy cơ đau tim, suy tim hay các tình trạng tim mạch khác. Một nghiên cứu khác cho thấy tử vong do bệnh tim có liên quan chặt chẽ với tình trạng này.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp

Làm sao để xác định tăng huyết áp áo choàng trắng?

Nếu bạn đo huyết áp tại bệnh viện, phòng khám và có kết quả huyết áp cao. Bác sĩ có thể hẹn bạn tái kiểm tra huyết áp thêm 1-2 lần sau một đến vài tuần. Tuy nhiên, cũng không loại trừ được trường hợp bạn bị tăng huyết áp áo choáng trắng ở những lần sau.

Để tránh điều này, bác sĩ có thể đề nghị bạn đo huyết áp tại thời điểm khác ngoài bệnh viện.

Bác sĩ có thể đưa bạn 2 lựa chọn:

-Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà: Với máy đo huyết áp điện tử, bạn có thể theo dõi huyết áp tại nhà bất kỳ lúc nào. Tốt nhất nên đo 1 đến 2 lần vào sáng và tối, nên đo tối thiểu 5 ngày.

Hãy theo dõi chỉ số huyết áp đo được vào một cuốn sổ. Đây sẽ là những thông tin cần thiết để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng huyết áp của bạn.

-Đo bằng máy đo huyết áp lưu động (Holter huyết áp): Thiết bị máy đo này được đeo vào tay của bệnh nhân, và đeo trong 24-48 giờ. Máy đo sẽ tự động đo huyết áp của bạn sau mỗi 30 phút. Máy cũng sẽ tự động đo ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, vận động hoặc đang ngủ.

Phòng ngừa tăng huyết áp áo choàng trắng như thế nào?

phong-ngua-tang-huyet-ap-ao-choang-trang

Phòng ngừa tăng huyết áp áo choàng trắng như thế nào?

-Đảm bảo chế độ ăn hợp lý

Giảm ăn mặn (<6g muối mỗi ngày), tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế các món thịt nhiều mỡ nhiều da, tích cực giảm cân (nếu thừa cân) và nên duy trì cân nặng hợp lý.

-Hạn chế uống rượu bia

Hãy uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần ở nam giới; it hơn 2 cốc chuẩn/ngày và tổng ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần với nữ giới.

-Duy trì lối sống lành mạnh

Hãy tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp như đi bộ, tập thể dục, vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Đồng thời cần duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam giới và dưới 80cm ở nữ. Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Tăng huyết áp áo choàng trắng tuy không nguy hiểm nhưng cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nhằm hạn chế sự chấn đoán sai, bạn nên chủ động đo huyết áp tại nhà. Những thông tin này sẽ rất hữu ích để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng huyết áp của bạn.

Xem thêm: Tìm hiểu về tăng huyết áp kháng trị