,

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ não

tieu-duong-lam-tang-nguy-co-dot-quy-nao-1

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ các bệnh lý khác, trong đó có đột quỵ. Theo đó, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 1,5 lần so với người không mắc bệnh tiểu đường.

tieu-duong-lam-tang-nguy-co-dot-quy-nao-1

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người tiểu đường

Tiểu đường là nguyên nhân gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn các chức năng nội mạc mạch máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn thì các phân tử mỡ sẽ dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc, từ đó hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch.

Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính của tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch và gây ra hiện tượng tắc mạch cấp tính khiến các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Tổn thương mạch máu não cũng sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não…

Tuỳ thuộc vào phần não bị tổn thương mà những bệnh nhân bị đột quỵ sẽ gặp những biến chứng khác nhau, trong đó các biến chứng ở người bị đái tháo đường thường gặp là:

-Tê liệt tay, chân, nửa người hoặc toàn thân: Đây là biến chứng có thể khắc phục bằng việc thực hiện vật lý trị liệu.

-Méo miệng: Nguyên nhân do liệt các cơ vùng mặt khiến người bệnh đột quỵ gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

-Mất trí nhớ, trí nhớ kém

-Mất khả năng tự chăm sóc bản thân

Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở người tiểu đường

Một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở người tiểu đường:

-Lười vận động: Lười vận động sẽ khiến nguy cơ tim mạch tăng cao hơn vì tăng sản xuất cholesterol – một loại mỡ trong máu có thể gây tích tụ trên thành mạch máu nếu như bạn bị béo phì do lười vận động.

-Cholesterol cao hơn bình thường: Đa số các bệnh nhân đái tháo đường thường bị nhiễm mỡ máu có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, nhất là cholesterol có hại cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở người bệnh tiểu đường.

-Tăng huyết áp: Khi bị tăng huyết áp, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Tăng huyết áp có thể làm cho tim căng giãn và làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, biến chứng mắt và thận.

-Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Chính vì vậy, việc ngưng thuốc lá vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì hút thuốc lá và tiểu đường đều làm hẹp mạch máu.

tieu-duong-lam-tang-nguy-co-dot-quy-nao-2

Hút thuốc lá càng nhiều càng dễ bị đột quỵ

-Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ não: Bạn không thể thay đổi nguy cơ này do yếu tố gia đình.

Một khi các yếu tố này kết hợp với bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não lên nhiều lần. Do đó, ngoài yếu tố gia đình không thể thay đổi, khi điều trị bệnh tiểu đường bạn không nên bỏ quên tác động vào các yếu tố nguy cơ này, đặc biệt là ở những người có thói quen hút thuốc lá, ít vận động.

Xem thêm: Phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả với 8 bước

Kiểm soát đột quỵ ở người tiểu đường như thế nào?

Để kiểm soát đột quỵ ở người tiểu đường, bạn cần làm tốt các yếu tố sau:

-Kiểm soát đường huyết: Theo dõi chặt chẽ đường huyết, chỉ số cholesterol, chỉ số đông máu, triglycerid, huyết áp không bị tăng vọt hay giảm quá mức theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ.

-Luyện tập thể thao: Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào tất cả các ngày trong tuần để tránh những biến chứng của đái tháo đường.

-Chế độ ăn uống: Người bệnh bị đái tháo đường cần ăn nhạt, ăn ít mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt, không dùng phủ tạng động vật, không hút thuốc lá và hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, cà phê…Nên có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

-Kiểm soát tăng huyết áp chống phù não có thể bằng glycerol, uống aspegic 50mg mỗi ngày. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi thấy các trường hợp có biểu hiện đột quỵ não như méo miệng, đột ngột nói khó, yếu liệt, tê nửa người, nhìn không rõ, lơ mơ…thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời để hạn chế tử vong và tàn phế cho người bệnh.