,

Tìm hiểu những xét nghiệm tầm soát bệnh mạch vành

tam-soat-benh-mach-vanh-1

Bệnh mạch vành được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và được liệt kê vào danh sách căn bệnh có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người bệnh chủ quan và chưa biết tầm soát mạch vành gồm những xét nghiệm gì. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những xét nghiệm cần thiết nhất trong việc tầm soát bệnh mạch vành.

tam-soat-benh-mach-vanh-1

1.Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành ngày càng xuất hiện nhiều và ngày càng trẻ hoá. Do tim là cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là mang máu đi nuôi cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể. Chính vì vậy, khi tim gặp bất kỳ vấn đề gì, cơ thể đều bị ảnh hưởng và thậm chí có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạch bên trong của động mạch bị tổn thương. Chính mảng xơ vữa tích tụ lên thành mạch máu đã gây ra hiện tượng hẹp lòng mạch. Từ đó làm tắc nghẽn hoặc thiếu máu đến các cơ quan của cơ thể. Do đó, tình trạng thiếu máu cơ tim xuất hiện và đây cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh bị chóng mặt, ngất xỉu và khó thở.

Đặc biệt, đây là căn bệnh mà ở giai đoạn đầu không có những biểu hiện rõ ràng và có tới 30-70% không có biểu hiện đau. Chỉ đến khi nó xuất hiện những triệu chứng như đau ngực, choáng, khó thở, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột. Chính vì vậy, để hạn chế những di chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và chấn đoán bệnh sớm.

Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là đau thắt ngực. Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhói theo kiểu bỏng rát, tim bị đè nén, kim châm…Vị trí đau thường là sau xương ức, ở chính giữa lồng ngực, kèm theo nôn ói, vã mồ hôi…

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành cũng rất đa dạng, tuy nhiên nó thường bắt đầu từ thói quen sinh hoạt không khoa học và những căn bệnh nền trong cơ thể bệnh nhân như:

-Bệnh nhân sử dụng thuốc lá quá nhiều trong một ngày, ngay cả người không sử dụng nhưng hít phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng.

-Bệnh nhân có tiền sử bị cao huyết áp, cholesterol cao, mỡ máu, bệnh tiểu đường.

-Bức xạ trị liệu ung thư cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạch vành

2.Vì sao phải tầm soát bệnh mạch vành

Tim chính là cơ quan trung tâm của cơ thể, đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là bơm máu đến các cơ quan để nuôi cơ thể. Chính vì vậy, khi tim gặp vấn đề thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ mỗi phút là sẽ có khoảng 5 lít mãu được bơm vào lòng động mạch. Khi bị stress về thể chất và tâm thần, tim cần phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. Nếu mạch vành bị hẹp lòng động mạch sẽ ảnh hưởng đến việc cấp máu nuôi dưỡng cho tim và sẽ ảnh hưởng đến việc đưa máu đi khắp cơ thể. Khi đó sẽ dẫn đến các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo do không đủ lượng máu cung cấp.

Vì vậy, nếu không được phát hiện kịp thời, nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra đặc biệt ở độ tuổi trung niên và thanh niên.

Xem thêm: Bệnh mạch vành có di truyền không?

3.Tầm soát mạch vành bao gồm các xét nghiệm gì?

Để chuẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan ở vùng tim. Những xét nghiệm này sẽ góp phần giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nahan để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả.

-Chụp MSCT động mạch vành

MSCT mạch vành được nhiều bác sĩ lựa chọn là phương pháp chụp để chẩn đoán bệnh mạch vành hiệu quả. Không chỉ có bệnh mạch vành mà nó còn phù hợp để chẩn đoán nhiều căn bệnh khác như bệnh màng ngoài tim, tim bẩm sinh…Phương pháp này được sử dụng tia X và thuốc cản quan để tạo ra hình ảnh 3D rõ nét. Hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện được những điểm bất thường của tim để đưa ra kết luận chính xác cho bệnh nhân.

-Điện tâm đồ

tam-soat-benh-mach-vanh-2

Qua điện tâm đồ, các tín hiệu điện khi co bóp được ghi lại. Đây cũng là phương pháp giúp phát hiện bệnh nhân đang gặp các vấn đề về bệnh nhồi máu cơ tim và tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc các vấn đề về nhịp tim. Xét nghiệm này khá rẻ, không câm lấn và ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào.

-Siêu âm tim

Siêu âm tim sử dụng sóng âm thành để tạo ra hình ảnh của tim. Dựa vào xét nghiệm này, bác sĩ có thể kiểm tra được cấu trúc tim, tim hoạt động như thế nào và đánh giá được chức năng tổng thể của tim.

-Xét nghiệm máu

Qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kiểm tra được nồng độ của các thành phần khác nhau trong máu, từ đó đánh giá được liệu nó có ảnh hưởng đến mạch vành hay không như nồng độ cholesterol, triglyceride. Chính hai nồng độ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh mạch vành. Protein chỉ ra tình trạng viêm trên thành động mạch. Nếu những chỉ số này vượt quá mức quy định, bệnh nhân sẽ có nguy cơ làm tăng xơ vữa động mạch và các bệnh lý liên quan đến tim nói chung.

-Chụp MRI tim – động mạch vành

Đây là phương pháp khá mới, phương pháp này giúp phát hiện được những tổn thương mô hoặc các vấn đề về lưu lượng máu trong tim hoặc động mạch vành. Đây cũng được coi là công cụ hiệu quả để chẩn đoán bệnh động mạch vành.

Trên đây là những xét nghiệm tầm soát bệnh mạch vành cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu gì liên quan đến tim mạch, hãy đi khám để bác sĩ có những chẩn đoán và chỉ định cần thiết nhằm phát hiện bệnh để sớm có những điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khoẻ!