,

[BẬT MÍ] 6 CÁCH HẠN CHẾ TIẾN TRIỂN BỆNH MẠCH VÀNH

cach-han-che-tien-trien-benh-mach-vanh

Bên cạnh các biện pháp y khoa, người bệnh mạch vành có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác nhằm giảm nguy cơ tiến triển bệnh. Cách hạn chế tiến triển bệnh mạch vành dựa vào lối sống và dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh tránh được những chi phí đắt tiền trong quá trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc 6 cách hạn chế tiến triển bệnh mạch vành.

cach-han-che-tien-trien-benh-mach-vanh

6 cách hạn chế tiến triển bệnh mạch vành

6 cách hạn chế tiến triển bệnh mạch vành

Theo dõi chỉ số BMI để đẩy lùi bệnh mạch vành

Bạn nên theo dõi chỉ số khối cơ thể BMI của mình thường xuyên để chủ động lên kế hoạch đẩy lùi bệnh mạch vành. BMI= cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Trong đó chiều cao được tính bằng mét và cân nặng tính bằng kg.

Một người khoẻ mạnh sẽ có chỉ số BMI trong khoảng 18.5 – 24.9. Người có BMI từ 25 trở lên có rủi ro mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường.

Chữa bệnh mạch vành bằng chế độ ăn lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng tăng mỡ máu và huyết áp, hạn chế sự phát triển của mảng xơ vữa. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp giảm nhẹ bệnh:

-Xây dựng thực đơn giảm xơ vữa mạch vành

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Hạn chế chất béo bão hoà bởi nó làm tăng mức cholesterol trong máu. Do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt nướng, thịt màu đỏ đậm, xúc xích, mỡ động vật, bơ, phô mai, bánh quy, dầu dừa, dầu cọ…

Bạn có thể bổ sung chất béo có lợi cho cơ thể từ bơ thực vật, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…; các loại hạt như hạnh nhân, óc chó; dầu oliu, dầu hướng dương…

-Tránh thực phẩm chứa nhiều đường

Có khoảng 80% lượng cholesterol được cơ thể tự tổng hợp từ các nguồn chất béo, đường, tinh bột. Chính vì vậy, bạn nên giảm ăn chất bột đường để hạn chế rối loạn mỡ máu, giảm cholesterol. Đồng thời giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp.

Xem thêm: Ai dễ mắc bệnh mạch vành?

Từ bỏ thói quen xấu khi điều trị bệnh mạch vành

Thói quen hút thuốc lá chính là nguyên nhân lớn gây ra các tổn thương mạch vành. Đây cũng là yếu tố làm xuất hiện cục máu đông ở những người dưới 50 tuổi, dẫn đến nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng góp phần làm tăng rủi ro nhồi máu cơ tim và gây ra những tổn thương mạch máu trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ uống này.

Chữa bệnh mạch vành bằng tập luyện phù hợp

cach-chua-benh-mach-vanh-2

Hạn chế tiến triển bệnh mạch vành bằng tập luyện phù hợp

Người bệnh mạch vành có thể lựa chọn nhiều môn thể thao như bơi lội, đạp xe, cầu lông, aerobic…vừa sức với bản thân và dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, đi bộ nhanh cũng có thể giúp tăng hệ thống tuần hoàn bàng hệ mạch vành, hạ cholesterol máu và ổn định huyết áp. Với việc đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày mà nhiều người có thể phát triển được hệ tuần hoàn bàng hệ tim. Từ đó, cơ thể tăng cường sự cung cấp máu cho tim và giúp cải thiện bệnh.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol thường xuyên

Cholesterol và huyết áp cao là những yếu tố nguy cơ làm bệnh trở nặng. Do đó, bạn nên theo dõi các chỉ số sức khoẻ như huyết áp và lượng cholesterol để kiểm soát được tình hình bệnh tốt hơn:

-Kiểm soát huyết áp: Huyết áp mục tiêu của người khoẻ mạnh nên dưới 140/85mmHg. Bên cạnh việc tập thể dục thì bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng việc giảm lượng muối tiêu thụ. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để giảm huyết áp.

-Theo dõi chỉ số cholesterol: Mỡ máu cao khiến mảng xơ vữa phát triển, tăng nguy cơ tắc hẹp mạch vành và làm phát triển thêm vị trí tắc hẹp mới. Để biết nồng độ cholesterol của mình có nằm trong mức an toàn hay không, bạn nên đi khám định kỳ.

Quản lý căng thẳng để chữa bệnh mạch vành

Căng thẳng tâm lý cũng là yếu tố nguy cơ gây ra chứng xơ vữa động mạch. Nếu sức khoẻ của bạn tốt và tâm lý vững vàng, bạn có thể dễ dàng vượt qua mọi căng thẳng để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Ngược lại, tâm lý không ổn định thì bạn sẽ rất dễ bị tác động tiêu cực bởi căng thẳng, thậm chí là bị đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên…sẽ giúp bệnh mạch vành được cải thiện tốt hơn.

Xem thêm: Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh mạch vành