,

Đái tháo đường: Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị

dai-thao-duong

Đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin trong máu. Đây là một bệnh rất hay gặp và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, bệnh đái tháo đường biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hóa glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

dai-thao-duong

Đái tháo đương: chấn đoán, phòng ngừa và điều trị

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc đái tháo đường ngày càng tăng và có tới 50% người mắc đái tháo đường không biết mình có bệnh. Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường còn có nguyên nhân là do các bệnh nội tiết khác, do thuốc hay hóa chất…

Các dạng của đái tháo đường

Đái tháo đường có hai dạng là đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2

-Đái tháo đường typ 1

Là đái tháo dường lệ thuộc insulin, bệnh hay gặp ở người trẻ. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa. Nguyên nhân chính gây bệnh là do tế bào beta của tuyến tụy không tổng hợp và tiết đủ insulin, lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, nên sẽ không thể điều hòa được lượng glucose trong máu. Đái tháo đường typ 1 là bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính và hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hay nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê.

-Đái tháo đường typ 2:

Đái tháo đường typ 2 không lệ thuộc insulin. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người béo và tỷ lệ mắc ở nữ nhiều hơn nam. Đối với thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra có thể đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có tác dụng điều hòa lượng glucose trong máu, do có kháng thể kháng insulin chống lại hoặc receptor tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng. Đây là bệnh lý phổ biến và có tới 90% số người bị đái tháo đường thuộc typ 2.

Triệu chứng thường gặp của đái tháo đường

Dù là đái tháo đường typ 1 hay 2 thì bệnh nhân đều có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân. Ngoài ra người bệnh còn thấy khô miệng, khô da, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở nữ giới), mất ngủ, vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi…Nếu bệnh nhân không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nặng và phức tạp ở các phủ tạng.

Các biến chứng của đái tháo đường

bien-chung-cua-dai-thao-duong

Đái tháo đường nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Đái tháo đường nếu không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng như:

-Biến chứng mạch máu: Gây tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây ra xơ vữa động mạch. Tổn thương mạch máu lớn gây nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Tổn thương mạch máu nhỏ gây ra những rối loạn của chức năng ở một số cơ quan như tiết niệu, thận, võng mạc mắt…Và nếu không được điều trị tích cực thì có thể dẫn đến suy thận, mù lòa.

-Biến chứng não: Gây tắc mạch máu, gây nhũn não hoặc xuất huyết não.

-Biến chứng hô hấp: Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.

-Biến chứng tiêu hóa: Người bệnh hay bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan.

-Biến chứng ở thận, tiết niệu: Rối loạn chức năng thận và bàng quang mà điển hình là suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp hoặc mạn tính.

-Biến chứng thần kinh: Có cảm giác đau, rát bỏng, có kiến bò ở các đầu chi, teo cơ…

-Biến chứng ở mắt: Tổn thương các mạch máu võng mạc mắt và làm suy giảm thị lực. Đây là biểu hiện rõ nhất và hay gặp nhất ở bệnh nhân bị đái tháo đường.

-Biến chứng ở da: Ngứa ngoài da, lòng bàn tay bàn chân có ánh vàng, thường bị mụn nhọt; xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay, bàn chân, mông, viêm mủ da, nấm da.

Có thể bạn quan tâm

Đái tháo đường – điều trị như thế nào?

Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính và gây nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh cần có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân bị đái tháo đường nên sống năng động hơn, tăng cường vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.

Về bản chất, đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỷ lệ chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Đồng thời, cũng nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất có cồn.

Khi thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không ổn định lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loai thuốc thích hợp.

Thông tin thêm cho bạn

Thuốc Thông Tâm Lạc là sự kết hợp hoàn hảo từ các dược liệu quý như nhân sâm và các dược liệu khác có tác dụng hoạt huyết, giải ứ trệ, thông kinh lạc. Có tác dụng trong phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc bởi Công ty Dược phẩm Tùng Linh, hotline 024 6297 7875.

thong-tam-lac-500