, , , ,

Xơ vữa động mạch ai dễ mắc?

b2ffc0a89e2a5974003b

Xơ vữa động mạch là một bệnh trong đó mảng bám tích tụ bên trong các động mạch. Khi động mạch của cơ quan nào bị xơ vữa sẽ phát triển bệnh ở cơ quan đó. Vậy, ai dễ mắc xơ vữa động mạch và người trẻ có nguy cơ mắc không?

1. Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ cứng động mạch xảy ra khi các mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến phần còn lại của cơ thể (động mạch) trở nên dày và cứng. Đôi khi hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô. Các động mạch khỏe mạnh là mềm mại và đàn hồi, nhưng theo thời gian, các thành mạch trong các động mạch có thể cứng lại, một tình trạng thường được gọi là xơ cứng động mạch.

Xơ vữa động mạch có chữa được không và cách phòng bệnh ra sao?

Xơ vữa động mạch là một loại xơ cứng động mạch đặc thù, nhưng các thuật ngữ này đôi khi được sử dụng hoán đổi cho nhau. Xơ vữa động mạch đề cập đến sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch (mảng bám), có thể hạn chế lưu lượng máu.

Các mảng bám có thể vỡ ra, gây ra cục máu đông. Mặc dù xơ vữa động mạch thường được coi là một vấn đề về tim, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến các động mạch ở bất cứ đâu trong cơ thể. Xơ vữa động mạch có thể phòng ngừa được và có thể điều trị được.

2. Triệu chứng xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch tiến triển một cách thầm lặng. Bệnh nhân thường sẽ không có triệu chứng của bệnh cho đến khi động mạch bị hẹp đáng kể hoặc tắc nghẽn đến mức nó không thể cung cấp đủ máu cho các cơ quan và mô. Đôi khi một cục máu đông cũng có thể ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu, hoặc thậm chí vỡ ra và gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Các biến chứng xơ vữa động mạch vành cần phải lưu tâm | TCI Hospital

Các triệu chứng xơ vữa động mạch từ trung bình đến nặng phụ thuộc vào các động mạch bị ảnh hưởng. Ví dụ:

● Nếu bị xơ vữa động mạch trong động mạch vành tim, có thể có các triệu chứng chẳng hạn như đau ngực hoặc áp lực (đau thắt ngực).

● Nếu bị xơ vữa động mạch trong các động mạch dẫn đến não, có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như tê hoặc yếu đột ngột ở tay hoặc chân, khó nói hoặc nói chậm, mất thị lực tạm thời ở một mắt hoặc cơ mặt bị chùng xuống. Những tín hiệu này là một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu không được điều trị có thể tiến triển thành đột quỵ.

Nếu bị xơ vữa động mạch ở động mạch ở tay và chân, có thể có các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, chẳng hạn như đau chân khi đi bộ (claudication).

3. Những ai là đối tượng mắc xơ vữa động mạch?

Ai cũng có thể mắc xơ vữa động mạch, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng chưa thống nhất được các nguyên nhân gây tình trạng này. Và người ta thấy rằng có một số đặc điểm hoặc thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:

– Tăng cholesterol máu. Là nguy cơ chính của xơ vữa động mạch và là nguyên nhân bệnh tim mạch thiếu máu. LDL Cholesterol có vai trò quan trọng đối với bệnh sinh xơ vữa động mạch. Có thể nói rằng bất kỳ sự gia tăng LDL cholesterol mức độ nào trong máu đều có nguy cơ gây xơ vữa động mạch. LDL Cholesterol cao (LDL cholesterol được gọi là cholesterol “xấu”) và cholesterol HDL thấp (HDL cholesterol được gọi là cholesterol “tốt”).

– Người tăng huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ rất cao, nhất là đối với các mạch máu não. Huyết áp cao làm tăng sinh tế bào cơ trơn làm dày trung mạc động mạch và làm gia tăng chất elastin, chất keo và glycosaminoglycans. Áp lực do huyết áp cao tạo ra cũng làm dễ vỡ mảng xơ vữa cũng như làm gia tăng tính thấm nội mạc đối với cholesterol.

– Người hút thuốc. Nếu hút thuốc lá thường xuyên cũng là yếu tố nguy cơ chính, nguy cơ mạch vành tăng gấp đôi ở người hút thuốc.

– Người mắc đái tháo đường. Khi mắc bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây rối loạn lipid, nên dễ gây xơ vữa động mạch.

– Người béo phì, ít hoạt động, thường xuyên stress… cũng dễ xơ vữa động mạch.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh. Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol, đường có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch khác.

– Người lớn tuổi. Khi già đi, nguy cơ xơ vữa động mạch tăng lên. Ở nam giới, nguy cơ gia tăng sau tuổi 45. Ở phụ nữ, nguy cơ gia tăng sau tuổi 55.

4. Phòng ngừa xơ vữa động mạch

Những thay đổi lối sống lành mạnh được đề nghị để điều trị xơ vữa động mạch cũng giúp ngăn ngừa bệnh. Bao gồm:

Bỏ hút thuốc

Ăn thực phẩm lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Chỉ cần thực hiện thay đổi trên từng bước một thì có thể quản lý được bệnh về lâu dài.

Đối với các đối tượng mắc bệnh lý về tim mạch cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt và lối sống lành mạnh. Thông Tâm Lạc là lựa chọn số 1 trong phối hợp điều trị và dự phòng các bệnh: đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, nhồi máu não, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim (sau can thiệp đặt Stent mạch vành),… và được chứng minh giúp làm ổn định các mảng xơ vữa. Thông tâm lạc có tác dụng giảm lipid máu, chống viêm và chống oxy hóa, tăng cường sự ổn định và ngăn ngừa sự nứt vỡ của mảng xơ vữa. Thông Tâm Lạc được phân phối độc quyền bởi công ty CP Dược Phẩm Tùng Linh.

_i5fc9e13a7f495