,

Đau thắt ngực trái cảnh báo bệnh gì?

dau-that-nguc-trai-1

Đau thắt ngực trái có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đôi khi chúng xuất hiện, thuyên giảm và lặp lại khiến người bệnh lơ là, chủ quan. Chính điều này có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tính mạng của người bệnh. Vậy đau thắt ngực trái cảnh báo bệnh gì?

dau-that-nguc-trai-1

Đau thắt ngực trái cảnh báo bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây đau thắt ngực trái?

Đau thắt ngực trái thực chất không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, được kể đến như:

  • Đau thắt ngực trái có thể liên quan đến bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau tức ngực trái phổ biến và rõ rệt nhất thường là do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể là một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, bệnh van tim, phình tách động mạch chủ, mạch vành, thiếu máu cơ tim…đều có triệu chứng đau nhói ngực trái từ ban đầu.

Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí sau xương ức, sau đó lan qua trái hoặc cả 2 bên ngực, đôi khi cũng có thể lan đến các bộ phận trên cơ thể như chân, tay…khi vận động hay gắng sức. Nếu như bạn thấy dấu hiệu đau ngực kéo dài khoảng 30 phút nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, hạn chế những hệ luỵ nghiêm trọng.

  • Triệu chứng đau ngực trái cảnh báo bệnh đường tiêu hoá

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác đau tức ở vùng ngực, thì rất có thể nguyên nhân đến từ các chứng bệnh về tiêu hoá như viêm thực quản, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày…Người bệnh thường có cảm giác bức bối, khó thở và đau từ vùng bụng trên lan lên đến ngực. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ hoặc liên quan đến việc ăn uống, đi kèm các triệu chứng rối loạn khác nhưu ợ chua, buồn nôn, ợ hơi…

  • Chứng đau thắt ngực trái cảnh giác với viêm cơ sụn, xương ở vùng ngực

Triệu chứng đau nhói ở ngực trái có liên quan đến viêm cơ sụn, thường gây ra cảm giác đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, đau khi ấn vào vùng bị viêm và tăng lên khi vận động.

  • Chứng đau ngực trái liên quan đến bệnh lý về phổi

Khi mắc các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi…có thể gây ra các triệu chứng trong đó có đau ngực trái.

  • Đau ngực trái liên quan đến tâm lý

Nhiều người cho rằng đau thắt ngực trái chỉ có thể liên quan đến bệnh tim mạch, đường tiêu hoá, rối loạn nhịp tim …Tuy nhiên, trên thực tế nó có thể do dấu hiệu tâm lý gây nên. Tình trạng lo âu, căng thẳng, trầm cảm kéo dài…là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, mất ngủ, tâm lý hoang mang dẫn đến chứng đau tức ngực trái.

Phải làm gì khi bị đau thắt ngực trái?

Ngay khi có biểu hiện đau thắt ngực trái, bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi biết được nguyên nhân sẽ phải tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với bệnh nhân đau thắt ngực do liên quan đến bệnh lý tim mạch thì cần hết sức cẩn trọng, ngoài việc sử dụng thuốc giãn mạch điều trị thì cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hơp lý, tránh xúc động mạnh.

Một điều đặc biệt chú ý là với bệnh nhân đau thắt ngực trái là khi lên cơn đau mà đang trong trạng thái làm việc thì cần nghỉ ngơi ngay lập tức, tuyệt đối không gắng sức. Nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày để giúp cơ thể dẻo dai.

Với những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, đau dây thần kinh liên sườn và bệnh về hô hấp (như hen suyễn, viêm phế quản, tâm phế mạn tính…) thì cần phải uống thuốc đều đặn và kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh mạch vành sống được bao lâu?

Một số biện pháp phòng ngừa chứng đau thắt ngực trái

dau-that-nguc-trai-2

Lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tật

Bạn có thể phòng ngừa và kiểm soát chứng đau thắt ngực trái bằng việc duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học.

-Ngưng hẳn việc sử dụng bia, rượu, các chất kích thích, ngưng hút thuốc lá.

-Tránh làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng…Thay vào đó, nên giữ tâm trạng vui, lạc quan, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

-Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.

-Tích cực luyện tập thể thao với một số bộ môn như thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe…

Như đã chia sẻ, đau ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim, bệnh về đường tiêu hóa, viêm cơ sụn,… Chính vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu đau nhói, tức ngực trái kéo dài, bạn nên đến các cơ sở bệnh viện để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp