Ứng phó với cơn đau thắt ngực ổn định
Về mặt y học, đau thắt ngực ổn định và không ổn định đều là biểu hiện của bệnh mạch vành. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, người bệnh cần phải phân biệt được mình bị đau thắt ngực ổn định hay không ổn định để có được phương án điều trị đúng, kịp thời.
1. Thế nào là đau thắt ngực ổn định?
Các cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện ở vùng sau của xương ức, nó là hậu quả của sự hẹp cố định động mạch vành và các mảng xơ vữa mạch vành ổn định. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì khi mạch vành bị hẹp sẽ khiến cho lưu lượng máu đến nuôi cơ tim bị giảm và dẫn đến triệu chứng đau ngực. Cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc gánh nặng tâm lý.
Đau thắt ngực ổn định thường làm cho người bệnh bị đau ngực đột ngột, không thể tiếp tục công việc đang làm, dừng luôn mọi hoạt động. Cảm giác đau tức ngực như có gì bóp chặt, đè nặng vùng sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Cơn đau có thể lan sang 2 bên vai, lên 2 bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái hay lên cổ. Cũng có một vài trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau ở bên phải, vùng thượng vị, khiến nhầm lẫn thành cơn đau dạ dày cấp.
Đối với những cơn đau thắt ngực ổn định thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi điều độ, giúp cho nhịp tim chậm lại thì động mạch vành sẽ đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ tim và làm giảm hẳn các cơn đau.
2. Đau thắt ngực không ổn định là gì?
Không giống với những cơn đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện đột ngột ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi, tâm lý thoải mái, thường gây ra đau đớn về đêm và gần sáng.
Đau thắt ngực không ổn định hay còn gọi là hội chứng mạch vành cấp rất nguy hiểm, xuất hiện do sự giảm đột ngột của dòng máu mạch vành đến nuôi cơ tim mà nguyên nhân thường là do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến bít tắc đột ngột toàn bộ hoặc một phần lòng mạch. Đây là tình huống cần được cấp cứu khẩn cấp.
Triệu chứng đau ngực thắt ngực không ổn định thường dữ dội, kéo dài hơn so với đau thắt ngực ổn định. Các cơn đau sẽ có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ đau tăng dần, có thể trở nên tồi tệ hơn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Chính vì thế, nếu cơn đau kéo dài hơn 15 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh nguy cơ rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim gây tử vong đột ngột.
Cơn đau thắt ngực không ổn định thường đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
Kèm theo cảm giác đau, người bệnh còn bị chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, khó thở, đánh trống ngực, choáng váng, vã mồ hôi lạnh ở vùng đầu, cổ;
Cơn đau dai dẳng, đột ngột, thường kéo dài trên 15 phút.
Các cơn đau thắt ngực không ổn định vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ gây ra nhồi máu cơ tim cấp mà còn có thể khiến cho người bệnh tử vong đột ngột nếu không cấp cứu kịp thời. Ngay cả khi được cấp cứu kịp thì khả năng bị di chứng về sau cũng khá nặng nề.
Để có phương án điều trị đúng thì cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt ngực không ổn định.
Nguyên nhân sẽ được chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như: MRI ngực, CT-scan, siêu âm, điện tim, X-quang, ….
3. Phòng ngừa đau thắt ngực ổn định và không ổn định
Nếu như các cơn đau thắt ngực ổn định có thể dự báo trước được và không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng thì đau thắt ngực không ổn định thường là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim, nó sẽ không tự khỏi, ngay cả khi người bệnh đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giãn mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời, đau thắt ngực không ổn định có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Do vậy, việc phòng ngừa đau thắt ngực ổn định và không ổn định là vô cùng cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo:
Thay đổi thói quen và lối sống sinh hoạt, ăn uống;
Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe;
Kiểm soát chế độ cân nặng ở mức vừa phải;
Hạn chế để cơ thể trong tình trạng lo lắng, căng thẳng, stress quá lâu;
Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, giàu chất béo từ thịt màu đỏ, nội tạng động vật, da, óc tủy động vật, lòng đỏ trứng, mỡ, đồ lòng, gạch tôm cua…;
Không nên sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn, cafein, bỏ thuốc lá và nói không với chất kích thích;
Trong trường hợp đã và đang có bệnh tim thiếu máu cục bộ thì cần điều trị thường xuyên và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ;
Thường xuyên sử dụng thực phẩm nhóm rau xanh, trái cây tươi;
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả.
Khi thấy các dấu hiệu của đau thắt ngực, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý.
Thông Tâm Lạc là lựa chọn số 1 trong phối hợp điều trị và dự phòng các bệnh: đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, nhồi máu não, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim (sau can thiệp đặt Stent mạch vành),… và được chứng minh giúp làm ổn định các mảng xơ vữa. Thông tâm lạc có tác dụng giảm lipid máu, chống viêm và chống oxy hóa, tăng cường sự ổn định và ngăn ngừa sự nứt vỡ của mảng xơ vữa. Thông Tâm Lạc được phân phối độc quyền bởi công ty CP Dược Phẩm Tùng Linh.