,

[TÌM HIỂU] Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ

yeu-to-lam-tang-nguy-co-dot-quy

Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn hoặc giảm. Và thông thường là do hậu quả của một tình trạng bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường …Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

yeu-to-lam-tang-nguy-co-dot-quy

Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ

Đa số các cơn đột quỵ thường xảy ra một cách đột ngột, nhưng thực tế có những yếu tố rủi ro xảy ra trong nhiều năm mà mọi người không chú ý. Đa số những người trải qua cơn đột quỵ đều có một vài yếu tố như tuổi cao, căng thẳng, béo phì, hút thuốc lá, lối sống ít vận động hoặc di truyền. Bên cạnh yếu tố về lối sống, các bệnh lý cũng góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ

Bệnh tim

Bệnh tim có thể bẩm sinh hoặc phát triển theo độ tuổi. Bệnh tim gây ra thay đổi trong lưu lượng máu khắp cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có khả năng dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Sau một cơn đau tim, cơ tim sẽ trở nên suy yếu, gây ra khó khăn trong việc bơm máu hiệu quả. Giảm cung cấp máu cho não có thể dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, nhịp tim không đều hoặc rối loạn nhịp tim cũng góp phần hình thành cục máu đông. Chúng có thể di chuyển đến não và bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng khiến cơ thể khó duy trì mức đường huyết bình thường. Khi người mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát thường có mức đường huyết cao liên tục gây ra những thay đổi về chuyển hoá trong cơ thể. Những thay đổi này làm hỏng động mạch, gây ra bệnh nội sọ, bệnh động mạch cảnh và các bệnh lý khác của động mạch tim. Tất cả những yếu tố này làm tăng đáng kể khả năng bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Huyết áp

dot-quy-2

Huyết áp cao góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp có thể làm tổn thương các mạch máu đi khắp cơ thể, bao gồm tim, não và động mạch cảnh. Các mạch máu này có khả ăng cao hình thành cục máu đông dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Đột quỵ não là bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều di chứng nặng nề. Chính vì vậy, khi bị các bệnh ở trên, người bệnh cần điều trị để tránh dẫn đến đột quỵ.

Xem thêm: Phòng ngừa đột quỵ nhờ 6 thực phẩm rẻ tiền

Rối loạn lipid máu

Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, có mặt ở tất cả các mô trong cơ thể và đóng vai trò trong nhiều quá trình sinh hoá. Tuy nhiên, một lượng lớn cholesterol trong máu có thể tích tụ và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và có thể dẫn đến đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa mức cholesterol toàn phần và lipoprotein LDL (cholesterol xấu) với nguy cơ đột quỵ.

Những bệnh nhân có bệnh mạch vành và tăng huyết áp có nguy cơ cao, nên bắt đầu điều trị bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc hạ lipid máu. Các loại thuốc hạ lipid máu được dung nạp tốt về cơ bản có thể ngăn chặn sự tiến triển của xơ vữa động mạch, giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Béo phì và hội chứng chuyển hoá

Thừa cân, béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ và có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường và bệnh tim mạch. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra sự liên quan giữa tỷ lệ eo-hông, béo bụng và nguy cơ của đột quỵ.

Khói thuốc lá

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, nguy cơ đột quỵ ở những người hút thuốc hiện tại cao hơn 2,5 lần so với những người không bao giờ hút thuốc. Cụ thể, nguy cơ tăng gấp 2,3 lần đối với những người hút từ 1 đến 19 điếu thuốc mỗi ngày và tăng 2,8 lần đối với những người hút trên 20 điếu.

Ngay cả những người không hút thuốc, nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ đột quỵ gần bằng những người hút thuốc.

Một số hoá chất trong khói thuốc lá (như nicotine và carbon monoixide) làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, nó làm cho các động mạch co lại, khiến máu khó di chuyển hơn. Thuốc lá cũng làm tăng khả năng hình thành cục máu đông hơn vì hút thuốc làm đặc máu và làm cho các yếu tố đông máu, chẳng hạn như tiểu cầu, “dính” nhiều hơn.

Chế độ ăn và dinh dưỡng

Chế độ ăn có thể làm tăng hay giảm nguy cơ đột quỵ. Trong đó, chế độ ăn giàu chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá và cholesterol có thể làm tăng cholesterol trong máu. Thực phẩm nhiều muối và ít kali có thể làm tăng huyết áp. Hấp thu quá nhiều calo có thể dẫn đến béo phì. Ngược lại, một chế độ ăn uống giàu rau củ và trái cây có thể làm giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ béo phì, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Không hoặc ít hoạt động

Ít vẫn động làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ.

Những lợi ích của vận động từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như đi bộ, đối với đột quỵ là rất rõ ràng. Ngay cả ở những người bị huyết áp cao, cholesterol cao hay tiểu đường thì việc tập thể dục có thể giúp quản lý các yếu tố này.

Lạm dụng rượu bia và ma tuý

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống rượu nhẹ vừa phải có liên quan đến giảm nguy cơ đột quỵ vì nó đem lại lợi ích cho tim mạch như làm tăng cholesterol HDL, giảm kết tập tiểu cầu và giảm nồng độ fibrinogen trong huyết tương. Tuy nhiên, không thể xem rượu là một tác nhân giúp phòng ngừa đột quỵ, bởi nó đem đến rất nhiều tác hại cho sức khoẻ.

Uống nhiều rượu có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng đông máu, giảm lưu lượng máu não và tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người không uống rượu, bất kể ở độ tuổi nào. Cụ thể, uống nhiều hơn ba ly rượu mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ thiếu máu não cao hơn 2 lần và nguy cơ đột quỵ xuất huyết não cao hơn 2-4 lần so với những người không uống rượu.

Đột quỵ não là bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều di chứng nặng nề. Chính vì vậy, mỗi người đều cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ để cơ thể luôn khoẻ mạnh.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ não