Cảnh giác với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là bệnh lý gây tử vong số một trên thế giới. Ước tính hàng năm có tới 17,5 triệu người trên thế giới tử vong do bệnh tim mạch, trong đó chủ yếu là các bệnh tim mạch do xơ vữa.
Có thể chia các bệnh lý tim mạch thành 2 nhóm chính: Bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu như bệnh động mạch vành, mạch não, mạch ngoại vi, các vi mạch…và bệnh tim mạch không do xơ vữa như bệnh tim liên quan đến nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh…
Trong hai nhóm trên, bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch hiện đang trở thành nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và thường gặp nhất trong cộng đồng.
Xem thêm: Nhận biết 6 dấu hiệu thường gặp của bệnh tim mạch
Đâu là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch?
Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch là các yếu tố đã được chứng minh có liên quan rất chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch. Những nghiên cứu đã cho thấy, các bệnh lý về tim mạch thường gặp liên quan đến các yếu tố nguy cơ mang tình chất hành vi như chế độ ăn, lười vận động, hút thuốc lá…Điều đặc biệt cần chú ý là các yếu tố nguy cơ thường đi cùng nhau và thúc đẩy nhau theo cấp số nhân, từ đó dẫn đến khả năng bị bệnh và bị bệnh sớm.
Theo đó, có thể phân làm 2 nhóm: Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được và các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.
1.Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được
-Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng lên. Từ 70 tuổi trở đi, có đến 15% nam giới và 9% nữ giới có bệnh động mạch vành có triệu chứng và tăng lên 20% ở tuổi 80.
-Giới tính và tình trạng mãn kinh: Bệnh động mạch vành thường phổ biến và khởi phát sớm hơn ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành ở nữ tăng nhanh sau tuổi mãn kinh và ngang bằng với nam giới sau 65 tuổi, do vai trò của hormne sinh dục. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng bệnh động mạch vành vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở nữ giới. Tuy nhiên, liệu pháp hormone thay thế không được khuyến cáo trong dự phòng tiên phát xơ vữa động mạch ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
-Tiền sử gia đình
Tiền sử gia đình là một trong những yếu tố quan trọng khi bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện ở thế hệ thứ nhất với nam giới trước tuổi 55 và nữ giới trước tuổi 65.
-Yếu tố chủng tộc
Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch theo tuổi ở người gốc Nam Á cao hơn 50% so với nhóm người da trắng bản địa ở các nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn ở nhóm người da đen và bệnh động mạch vành xu hướng gia tăng mạnh ở một số quần thể Đông Á.
2.Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
-Stress tâm lý
Việc gia tăng căng thẳng trong công việc, cuộc sống cô dơn, ít hỗ trợ xã hội, trầm cảm chính là các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch.
-Béo phì
Chỉ số BMI cao đóng góp vào 25-49% nguy cơ gây bệnh tim mạch ở các nước phát triển. Tình trạng thừa cân được định nghĩa khi MBI từ 23-24,9 kg/m2, béo phì khi BMI ≥25 kg/m2. Hiện nay, tỷ lệ béo phì đang tăng nhanh trên toàn thế giới.
-Hút thuốc lá
Hút thuốc là làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch xấp xỉ 50% với tỷ lệ tử vong cao hơn 60%. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch lên khoảng 25%. Ngừng hút thuốc lá mang lại nhiều lợi ích và cần làm ở mọi bệnh nhân. Các biện pháp cai thuốc lá bao gồm liệu pháp về tâm lý, thuốc thay thế nicotin hoặc các thuốc khác. Những biện pháp này nằm trong mô hình thống nhất bởi phòng cai nghiện thuốc lá, giúp tăng tỷ lệ bỏ thuốc lá cao gấp 4 lần.
-Tình trạng viêm
Xơ vữa động mạch bao gồm quá trình viêm liên tục từ lúc bắt đầu hình thành tổn thương và quá trình này tiến triển đến thời điểm biến cô huyết khối cấp tính. Các biện pháp điều trị giảm nguy cơ bệnh mạch vành cũng giúp làm giảm tình trạng viêm như statin, aspirin. Tuy vậy, các thuốc chống viêm thuần tuý chưa chứng minh được vai trò giảm ngu cơ biến cố bệnh động mạch vành.
-Lối sống ít vận động
Khó ước tính về sự liên quan giữa việc ít vận động thể chất với tử vong do bệnh tim mạch. Tuy nhiên, những người hoạt động thể chất thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn. Tập thể dục thường xuyên, cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút có thể tăng lợi ích.
-Rượi, bia
Người nghiện rượu có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, nên hạn chế tối đa việc uống rượu, bia.
-Tăng huyết áp
Tăng huyết áp chính là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh thận mạn tính. Ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, số do huyết áp tâm thu là chỉ số tiên lượng tốt hơn so với chỉ số huyết áp tâm trương. Tăng huyết áp tâm trương liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi. Việc điều trị hạ áp đã được chứng minh lợi ích đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo bệnh mạch vành.
-Rối loạn lipid máu
Có mối liên quan liên tục, bền vững, độc lập giữa nồng độ cholesterol toàn phần hoặc cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) với các biến cố tim mạch do xơ vữa.
-Đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch chính. Đái tháo đường làm tăng 2 lần biến cố tim mạch (bao gồm bệnh lý động mạch vành, đột quỵ và tử vong chung liên quan đến bệnh lý về mạch máu) và độc lập với các yếu tố nguy cơ khác.
Chắc chắn với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Từ đó có cách phòng trừ và giảm tránh các yếu tố này. Ngoài ra, kiểm tra sức khoẻ định kỳ tim mạch cũng giúp chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan. Chúc bạn sức khoẻ!