Cần chủ động phòng ngừa đột quỵ ngay hôm nay
Đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không chọn không gian. Do đó cách duy nhất để phòng tránh khỏi những mất mát về con người hay biến chứng nặng nề mà đột quỵ để lại đó là phòng ngừa đột quỵ ngay hôm nay!
Thực trạng số ca bị đột quỵ và tử vong do đột quỵ hiện nay
Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ từ 15-49 tuổi. Số người tử vong do đột quỵ lên tới 6,5 triệu ca/năm.
Một thống kê năm 2022 tại Việt Nam cho thấy, hàng năm có khoảng 200.000 ca mắc đột quỵ mới, và con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: “Đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không chọn giờ, không chọn không gian. Di chứng của đột quỵ để lại rất nặng nề”. Chính vì vậy, việc chủ động phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của bản thân và người thân trong gia đình.
Ngoài ra, tình trạng đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá, do vậy dù là người lớn tuổi, người ở độ tuổi trung niên hoặc trẻ hơn (15-35 tuổi), bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan.
PGS.TS Mai Duy Tôn – Giám đốc trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Một nghiên cứu lớn đa trung tâm về tình hình đột quỵ với 2.310 người tham gia tại Việt Nam cho thấy 78% số người bị đột quỵ là do tăng huyết áp, chủ yếu trong độ tuổi 65. Chính vì vậy, những người cao tuổi, người mắc huyết áp cao là đối tượng hàng đầu được khuyến cáo cần phải phòng ngừa đột quỵ.
Xem thêm: Một số lưu ý khi chăm sóc người bị đột quỵ não
Những phương pháp phòng ngừa đột quỵ
Dưới đây là 4 phương pháp bạn có thể chủ động phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cũng như giảm thiểu tối đa những hậu quả của bệnh:
1.Giữ huyết áp ở mức lý tưởng
Huyết áp cao chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng 120/80, bạn có thể sử dụng thuốc hạ huyết áp do bác sĩ kê đơn. Hoặc nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ, thì có thể thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ và ăn uống lành mạnh hơn (như: hạn chế lượng muối, tinh bột, mỡ, đường tiêu thụ trong cơ thể).
2.Giữ chỉ số khối cơ thể thấn hơn 25
Chỉ số cân nặng cơ thể (BMI) trên mức 25 chính là lúc cơ thể ta bị thừa cân, béo phì, từ đó dẫn đến các nguy cơ mắc đột quỵ não. Để kiểm soát chỉ số MI ở mức ổn định, hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ 1.200 – 2.000 calories tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI.
3.Hạn chế tắm đêm
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp đột do tắm đêm và tử vong vì không thể cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ với tình trạng nguy hiểm này.
Để bảo vệ sức khoẻ bản thân và an toàn cho tính mạng, hãy tạo cho mình thói quen tắm sớm, đặc biệt không tắm sau 21h. Khi tắm, bạn không nên dội nước lên người đột ngột, nhất là khi tắm nước lạnh; và không nên tắm ngay sau khi tập thể dục hoặc khi người có mồ hôi.
4.Duy trì tập thể dục
Duy trì tập thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ như hạ huyết áp, giảm béo phì, hạn chế tổn thương xơ vữa động mạch. Bạn có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày, hoặc đạp xe, nhảy dây, hoặc các bộ môn thể thao bạn yêu thích. Lưu ý thời gian và cường độ luyện tập sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng bộ môn.
Hy vọng những nội dung trên đây đã giúp bạn có những biện pháp để phòng ngừa đột quỵ nhằm giảm tối thiểu những hậu quả của bệnh.