, ,

Cách nhận biết viêm cơ tim và phương pháp điều trị

viêm cơ tim

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Đây là hiện tượng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng viêm, hoại tử tế bào cơ tim. Do đó việc nhận biết dấu hiệu bệnh sớm và nhập viện sớm là rất quan trọng trong việc giữ gìn tình mạng cho bệnh nhân.

1.Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim là tình trạng viêm toàn bộ hoặc một phần khối cơ tim, là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khác gây nên chứ không có một loại vi rút riêng biệt nào là vi rút viêm cơ tim. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi (20 – 40), gặp ở nam nhiều hơn nữ, biểu hiện phong phú có thể từ nhẹ đến nặng. Người bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ nhiều hơn.

viêm cơ tim 2

Bệnh viêm cơ tim có biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, thể tối cấp được biểu hiện bằng tình trạng khởi phát cấp tính và suy sụp tuần hoàn trầm trọng, có nguy cơ tử vong rất cao đến 70% nếu không được điều trị tích cực kịp thời.

2. Viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Viêm cơ tim có thể gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng đối với người bệnh:

Suy tim:

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm cơ tim có thể nhanh chóng làm tổn thương cơ tim và dẫn đến suy tim khiến tim không còn chức năng bơm máu để nuôi cơ thể. Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Tình trạng tổn thương cơ tim sẽ khiến máu chảy trong tim có thể hình thành cục máu đông và những cục máu này có thể gây tắc một trong các động mạch vành. Từ đó sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp cục máu đông trong tim di chuyển đến động mạch dẫn lên não, người bệnh sẽ có thể phải đối mặt với đột quỵ Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Viêm cơ tim cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

Đột tử:

Tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng sẽ khiến cho tim có thể ngừng đập một cách đột ngột và dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê ở người trẻ, viêm cơ tim chiếm 20% trong số những nguyên nhân gây đột tử. Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Nếu cơ tim bị tổn thương như máu chảy trong tim có thể hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông gây bít tắc một trong các động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim. Hoặc nếu cục máu đông trong tim di chuyển đến một động mạch dẫn đến não có thể gây ra đột quỵ.

3.Phương pháp điều trị

20190704_031348_733740_bien-chung-benh-vie.max-1800x1800

Tùy từng nguyên nhân và thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị riêng biệt. Nhưng phương pháp điều trị viêm cơ tim phổ biến hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng. Một số cách điều trị triệu chứng chủ yếu là tăng cường co bóp cơ tim, chống loạn nhịp tim và chống sốc,…

Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân đã có tình trạng suy tim có thể sử dụng digoxin và thuốc lợi tiểu. Những trường hợp rối loạn chức năng tim, bác sĩ sẽ hỗ trợ bằng cách dùng thuốc tăng co bóp trong giai đoạn cấp tính. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển khi dung nạp.

Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, tim không thể đáp ứng với những liệu pháp thông thường và khó có thể hoạt động bình thường trở lại, các bác sĩ sẽ lựa chọn liệp pháp tuần hoàn ngoài cơ thể hay có thể hiểu là phương pháp hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy bên ngoài cơ thể (ECMO) hoặc phương pháp ghép tim cho những bệnh nhân chưa thể cải thiện chức năng tim.

Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim, nhưng chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện vệ sinh tốt, tránh nguy cơ nhiễm trùng cơ tim và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với côn trùng, tiêm vắc xin phòng một số bệnh có nguy cơ gây viêm cơ tim như rubella và cúm.

Đặc biệt lưu ý, nếu gặp phải một số biểu hiện như đau ngực và khó thở, hoặc có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.